Lưu trữ theo thẻ: thuy sinh

Nguồn gốc loài tép cảnh và những kiến thức cơ bản khi chăm sóc tép cảnh !

Thời gian gần đây tép cảnh đang trở thành một trong những loài thủy sinh ưa chuộng, được các dân chơi hệ thủy sinh săn lùng với vô vàn loại độc đáo. Tuy sở hữu thân hình nhỏ xinh, nhưng tép cảnh sở hữu vẻ ngoài độc đáo, màu bắt mắt và có thể nói là một sự lựa chọn thông minh và tinh tế của người chơi. Tép Cảnh sẽ giúp các bạn khám phá tổng quan về loài tép này qua bài viết thú vị dưới đây, cùng theo dõi nhé. 

TWB Shrimps: Red bee – Bluebolt – Pinto – Tibee – Tiger shrimps – Skunk Pinto

Nguồn gốc của tép cảnh

Tép thủy sinh hay tép cảnh là loài tép thuộc họ Atyidae, chi Caridina, đều có nguồn gốc từ các con suối hay ở các hồ có nhiều cây cối với chất nền tự nhiên gồm gỗ mục và đá sỏi tại miền nam Trung Quốc, tuy nhiên một số loại tép khác cũng được tranh luận khá nhiều về nguồn gốc chính xác. 

Và tất nhiên trải qua quá trình hình thành và phát triển của thế giới, một số loài tép cảnh ra đời nhờ quá trình lai tạo và nhân giống đa dạng, mang đến những nét đẹp riêng cũng như sự đa dạng giữa các loài tép. 

Tép cảnh được ưa chuộng và săn lùng đến vậy bởi chúng mang nhiều điểm độc lạ về hình dáng, màu sắc, sự nhanh nhẹn và nếu là người tinh tế bạn sẽ thấy chúng có những ý nghĩa riêng của mình. 

Thức ăn cho tép cảnh

Chắc hẳn các bạn cũng sẽ tò mò tép cảnh thường ăn loại thức ăn gì? Vì là loài ăn tạp, thường tép cảnh sẽ ăn các loại rêu, tảo, ấu trùng trong nước, các chất trong bùn. Ngoài ra, người chơi tép cảnh có thể tham khảo một số loại thức ăn cho thú cưng của mình như:

Lá dâu tằm

Với thành phần 100% từ thực vật, chứa hàm lượng vitamin cao, có nhiều dưỡng chất cần thiết trong quá trình sinh tồn và sinh trưởng của tép. Vậy nên lá dâu tằm là loại thức ăn phổ biến, chuyên dụng cho tép, đảm bảo an toàn và sức khỏe cho thú cưng của bạn. 

Bạn có thể dễ dàng mua loại lá này tại các chợ hoặc cửa hàng thủy sinh, cửa hàng cá, tép cảnh.

Lá bàng khô

Lá bàng khô là dòng lá cực tốt cho sức khỏe của tép, giúp tăng cường sức đề kháng và lưu thông hệ bài viết, khả năng hỗ trợ miễn dịch cao. Đây là sự lựa chọn tốt cho tép cảnh của bạn. 

Khi sử dụng lá bàng khô, bạn chỉ cần rửa sạch và thả trực tiếp vào bể thủy sinh. Lưu ý cho lượng lá vừa đủ với kích thước bể và lượng tép có cho trong bể nhà bạn. 

Các loại rau củ

Nghe có vẻ như tép cảnh là loài sống rất healthy chăng. Không như các loài cá, tép cảnh lại có sở thích ăn các loại rau củ quả mềm như dưa leo, cà rốt, cà chua…Các loại rau củ sẽ cung cấp nhiều vitamin và hỗ trợ cho hệ tiêu hóa của tép. Nhớ rằng hãy cắt nhỏ hoặc nghiền nát các loại rau củ để phù hợp và tiện lợi cho quá trình ăn của tép. 

Vỏ đậu nành

Vỏ đậu nành có chức năng chính đó là cung cấp canxi giúp cho tép trưởng thành mạnh và còn giúp cho quá trình lột vỏ được hiệu quả. 

Để sơ chế vỏ đậu nành, bạn cần luộc lên và bỏ 1 lượng vừa đủ với số lượng tép trong bể để đảm bảo hiệu quả cao nhất. 

Các loại thức ăn tổng hợp 

Thức ăn tổng hợp chính là những sản phẩm được sấy khô và để dưới dạng viên nhỏ, là sự lựa chọn tối ưu nhất đối với những người bận rộn, vừa tiết kiệm thời gian chuẩn bị đồ ăn vừa tiết kiệm chi phí cho người nuôi. 

Xem thêm: TÉP ONG LÀ GÌ ? TÌM HIỂU CÁC THÔNG SỐ NUÔI TÉP ONG THEO TỪNG LOẠI

Nguyên tắc ăn của tép cảnh

Để chăm sóc tép cảnh 1 cách tốt nhất, cần lưu ý và ghi nhớ những điều sau:

– Không cho tép cảnh ăn quá nhiều cho 1 lần, cần cho ăn nhiều lần trong ngày, lượng vừa phải và trải đều

– Tép cảnh hầu hết có thói quen sinh hoạt về đêm, vậy nên cần tập trung chăm sóc vào ban đêm, ban ngày không cần đầu tư chăm sóc nhiều.

– Khi thời tiết ổn hoặc thời tiết tốt có thể cho ăn nhiều hơn bình thường, 

– Không cho tép ăn khi đang trong quá trình lột vỏ, chỉ cho ăn sau khi tép hồi phục bình thường

– Không nuôi tép sinh sản trong thời tiết khắc nghiệt. 

Môi trường nuôi tép cảnh tốt

Môi trường để nuôi tép cảnh là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng. Tép cảnh là loài vô cùng nhạy cảm với môi trường, vậy nên để có đàn tép cảnh đẹp, bạn cần quan sát và tránh các yếu tố dễ gây hại đến chúng như:

– Tép cảnh có thể sinh sản tốt nhất với nước có độ pH 5-8, độ cứng kH khoảng 1-6. Nếu độ pH tăng cao hơn 7.5 sẽ rất nguy hiểm. 

– Nhiệt độ lý tưởng cho tép cảnh sẽ là 22 – 24°C.

– Nếu đến thời kì đẻ trứng thì nhiệt độ cần cao hơn 1 – 2°C, nghĩa là 25°C là nhiệt độ phù hợp để ấp trứng. Lý do là khi nhiệt độ càng giảm lượng oxy trong nước sẽ tăng lên. Nếu nhiệt độ cao hơn 28°C, tép có thể sẽ bị phai mau và không thể đẻ trứng. 

Lưu ý

Nếu tép cảnh sinh sản có biểu hiện lờ đờ, sức bơi yếu thì bạn cần phải thay nước hồ ngay lập tức, vì rất có thể tép cảnh đang bị sốc hoặc có mầm bệnh trong nước. 

Việc mua và chăm tép cảnh không phải quá khó nếu bạn chịu khó tìm hiểu các thông tin cũng như kiến thức cơ bản về tép cảnh. Mong rằng bài viết trên phần nào giải đáp được những thắc mắc về việc nuôi tép cảnh, cùng đón chờ những bài viết tiếp theo của Tép cảnh nhé. 

Giới thiệu tép cảnh – Tép Tiger và các biến thể

Tép Tiger hay còn gọi là tép Cọp là một loài Tép Cảnh bắt nguồn từ hoang đã được tìm thấy trong nguồn nước sạch và giàu oxi ở khắp các con suối ở Trung Quốc, dễ dàang nhận ra với các sọc mảnh giống da hổ mỏng dọc theo cơ thể của nó. Tép Tiger biết đến trong một vài biến thể, bao gồm cả Super Tiger (sọc lớn hơn), Red Tiger, Blue / Black Tiger Orange Eyes (đen/xanh mắt cam – đột biến trong bể lai tạo).

Đặc điểm:

  • Tên khoa học: Caridina cantonensis sp.Tiger
  • Tên thông thường: Tép Tiger, tép Cọp, tép vằn
  • Xuất xứ: Trung Quốc
  • pH: 6,6-7,4
  • Nhiệt độ: 64-74 ° F
  • TDS: 80-220
  • KH: 0-8
  • GH: 6-10
  • Chiều dài tối đa: 3-5cm
  • Khả năng sinh sản: Trung bình
  • Khó khăn: vừa phải (không dễ)

5bc56-tiger
Nuôi dưỡng tép trong bể thủy sinh:

Trong hồ thủy sinh, nên nuôi dưỡng một bể có môi trường nước ổn định và giàu Oxi trồng rêu hoặc thực vật như Riccia sẽ cung cấp thức ăn tự nhiên cho chúng với các lớp màng sinh học, tảo cho chúng ăn. Tuy nhiên, cũng cần phải được cung cấp thức ăn thường xuyên như tấm tảo, thức ăn đặc biệt dành cho tép cảnh, thức ăn đặc biệt dành cho tép cảnh SD4…hoặc các loại rau, củ quả như bí xanh rau chân vịt bina.

Tép Tiger là một tép cảnh nhỏ và nhút nhát nhưng sẽ chăm chỉ hoạt động hơn khi nuôi với một đàn lớn từ 20 con trở lên. Tuy nhiên tốt nhất là không nuôi cùng với bất kỳ các loại tép cảnh khác của chi Caridina (tép ong và các biến thể của tép ong) trừ khi cố gắng để lai tạo. Tép Tiger có thể lai tạo với các loại tép ong đỏ, ong đen, PRL, kingkong, panda…con lai của chúng được gọi là tép Tibee (con lai của chúng được thừa hưởng các đặc tính tốt của tép Tiger: sức chịu đựng khỏe với môi trường nước và cơ thể lớn) và là nguyên liệu chính để lai tạo loài tép Pinto đắt tiền.

Tép Tibee. Con lai của tép ong và tép Tiger, con lai của chúng được thừa hưởng các đặc tính tốt của tép Tiger: sức chịu đựng khỏe với môi trường nước và cơ thể lớn
Tép Tibee. Con lai của tép ong và tép Tiger, con lai của chúng được thừa hưởng các đặc tính tốt của tép Tiger: sức chịu đựng khỏe với môi trường nước và cơ thể lớn

Nó có thể được nuôi cùng với họ Neocaridinas (tép màu phổ biến như: tép đỏ RC, vàng, rili…) các giống Tép Cảnh khác bên ngoài của chi Caridina. Chúng có thể được nuôi dưỡng bể thủy sinh có cá mặc dù tốt nhất là không nên nuôi cùng với các loài cá hung dữ hoặc nhanh nhẹn.

Phân loại biến thể của tép Tiger
Tép Tiger có thể được phân biệt với Super Tigers khá dễ dàng. Siêu Tigers biểu hiện vằn dày hơn, đầu đuôi màu vàng đến cam nhiều màu sắc. Có rất nhiều biến thể của Catonensis sp. Tiger.
Đây là danh sách của một số các biến thể:

Tép Tiger, những cá thể đẹp là cá thể có sọc đen to đậm, chót đuôi và đầu có màu vàng nhạt.
Tép Super Tiger Shrimp, những cá thể đẹp là cá thể có sọc đen to đậm rõ ràng, chót đuôi và đầu có màu vàng nhạt.

Tép Tiger xanh (Blue Tiger), được lai tạo và lựa chọn từ các cá thể tép Tiger có ánh xanh trên cơ thể. Những con tép có màu xanh và có mắt màu xanh (oranger eyes) có giá trị nhất. Tép Blue tiger được dùng để lựa chọn lai tạo ra tép Black Tiger.
Tép Tiger xanh (Blue Tiger), được lai tạo và lựa chọn từ các cá thể tép Tiger có ánh xanh trên cơ thể. Những con tép có màu xanh và có mắt màu xanh (Oranger Eyes) có giá trị nhất. Tép Blue tiger được dùng để lựa chọn lai tạo ra tép Black Tiger.

Tép Tiger Vàng (Yellow Tiger) hay còn gọi là Tangerine Tiger là dòng tép được sử dụng nhiều nhất để lai tạo với tép ong. Con lai F1 của chúng được gọi là Tangtibee

Tép Tiger Vàng (Yellow Tiger) hay còn gọi là Tangerine Tiger là dòng tép được sử dụng nhiều nhất để lai tạo với tép ong. Con lai F1 của chúng được gọi là Tangtibee

 

Tép Tiger đen (Black Tiger). Dòng đột biến hiếm được lai tạo chọn lọc từ tép Tiger Blue để màu đen trội hơn
Tép Tiger đen (Black Tiger). Dòng đột biến hiếm được lai tạo chọn lọc từ tép Tiger Blue để màu đen trội hơn

Tép Tiger đỏ (red Tiger)
Tép Tiger đỏ (red Tiger)

Liên hệ mua thức ăn giúp lên màu, đẻ nhiều dành cho tép cảnh. Thuốc diệt sán, giun cho hồ thủy sinh … các chế phẩm của thuysinh NB tại Hà Nội.

Hướng dẫn setup và bán các loại tép cảnh tại Việt Nam.
Liên Hệ: 0979.198.510 (a.Hưng)

tép cảnh Chocolate Shrimp – Tép Chocolate – Tép Sô cô la đen huyền bí cho hồ thủy sinh

Chocolate Shrimp
Chocolate Shrimp

Phân loại
Giới (Kingdom): Động vật (Animal)
Ngành (Phylum): Arthropoda
Phân ngành (Subpylum): Crustacea
Lớp (Class): Malacostraca
Bộ (Order): Decapoda
Phân bộ (Infraorder): Caridea
Tông (Family): Atyidae
Chi (Genus): Neocaridina
Loài (Species): Heteropoda
Tên gọi khác: Chocolate Shrimp Neocaridina heteropoda var. chocolate Neocaridina heteropoda var. chocolate Tép chocolate Tép Sô Cô La
Nguồn gốc: Đài Loan

Chỉ số hồ nuôi dưỡng tép
Độ PH: 6.2 – 8.0
Độ PH lý tưởng: 7.2
Nhiệt độ (độ C): 18 – 24
Nhiệt độ lý tưởng (độ C): 20
Độ cứng nước (dkh): 3 – 15
Kích cỡ tối đa (cm): 3
Độ cứng lý tưởng (dkh): 8
Vòng đời (năm): 2 – 3
Thai kỳ (ngày): 30
Thức ăn: Tạp

Mô tả
Tép Sô cô la – Tép Chocolate – Neocaridina heteropoda var. chocolate
Tên thường gọi: Chocolate shrimp, Tép Sô Cô La, Tép Chocolate, Tép Đen
Tên khoa học: Neocaridina heteropoda var. chocolate
Nguồn gốc: Đài Loan
Kích thước: Con đực 2 cm / Con cái 2.5 cm
Nhiệt độ: 18 – 28 °C or 64 – 82 °F
Độ pH: 6.5 – 7.5
Sinh sản: Nhanh
Tập tính: Hiền lành, không dữ
Độ khó: Dễ

Thông tin chung:
Đây là một trong những loại tép cảnh có màu sắc đặc biệt nhất. Màu đen của tép rất cố định và hầu như không bị mất màu hoặc nhạt màu khi chuyển bể, chuyển môi trường nước. Đây chính là đặc điểm nổi bật nhất của Tép Đen Chocolate và chứng tỏ màu sắc do bộ gen quy định chứ không phải do kỹ xảo lên màu cá vàng hoặc là ăn thức ăn biến đổi màu. Nên cho ăn các loại thức ăn như tảo, thức ăn đặc biệt dành cho tép cảnh SĐ4 (liên hệ: 0979.198.510 để mua) cho tép để giúp giữ màu và tăng độ màu và lớn nhanh sinh sản nhiều. Có những con lên được màu đen nhánh không khác gì King Kong. Nên bổ sung khoáng để vỏ tép cứng và có độ bóng sứ cao còn nếu bạn cho ăn thức ăn đặc biệt dành cho tép cảnh thì không cần vì đã có sẵn trong thức ăn rồi.

Liên hệ mua thức ăn giúp lên màu, đẻ nhiều dành cho tép cảnh thuốc diệt sán, giun cho hồ thủy sinh tại Hà Nội.  Hướng dẫn setup và bán các loại tép cảnh tại Việt Nam,
Liên Hệ: 0979.198.510

Hướng dẫn phòng và trị bệnh cho tép cảnh

Xuất hiện tại Việt Nam hàng chục năm, nhưng vài năm trở lại đây, thú chơi tép cảnh mới trở thành “mốt” trong giới sinh vật cảnh tại Hà Nội và TP.HCMBên cạnh những chú cá cảnh đáng yêu, bạn có thể bổ sung vào bể cá nhà mình loài tép cảnh sẽ thêm phần sinh động.  Dưới đây là một số bệnh và cách trị bệnh cho tép cảnh thường gặp.

tép
Tép Blue Bolt

1. Bệnh thiếu khoáng:

Biểu hiện: tép bị hở cổ, không thấy lột vỏ, chết do không lột được vỏ… nếu dùng bút đo TDS thì chỉ số thấp hơn mức cho phép.

Khắc phục: bổ sung khoáng nước hoặc khoáng bột để khắc phục. Hạn chế cho ăn thức ăn giàu đạm (dẫn đến việc tép lớn nhanh không kịp đủ khoáng cung cấp cho vỏ) có thể thay thế bằng cách cho ăn thức ăn đặc biệt dành cho tép SĐ4 để bổ sung tốt hơn.

2. Bệnh mềm vỏ:

Biểu hiện: tép chết do vỏ mềm không lột được, khi tép mới chết vớt ra ta thấy vỏ mềm nhũn hoặc chết do mới lột vỏ mà vỏ không cứng nhanh được khiến đồng loại bu vào cắn làm bị thương và chết.

Khắc phục: Dùng khoáng có chứa canxi-sodium hoặc cho ăn thức ăn đặc biệt dành cho tép SĐ4 sẽ khắc phục nhanh chóng hiện tượng này.

3. Bệnh đen mang:

Biểu hiện: tép bị đen, tép thụ động, không thèm ăn và thường trốn trong góc, biểu hiện mệt mỏi.

Khắc phục: thêm nước đen, vitamin và tăng lượng khoáng hơn 40% số lượng khoáng định kì. Nước đen giúp sát khuẩn, vitamin nâng sức đề kháng còn khoáng giúp tép lột vỏ và loại trừ màng đen.

4. Tép chết lai rai:

Nguyên nhân: có nhiều nguyên nhân khiến tép chết lai rai, ta phải xác định được nguyên nhân thì mới có thể chữa hết. Phổ biến nhất là nồng độ NO3 trong nước cao do chất thải của tép.

Khắc phục: Khử độc NO3 xuống dưới 25 sau đó kết hợp thay nước hàng tuần và khử NO3 định kì.

5. Tép ngừng sinh sản:

Nguyên nhân: Chất lượng nước không tốt ảnh hưởng đến quá trình ôm trứng của tép. Do nồng độ NO3 cao. Do các hóa chất có trong thuốc diệt sán, thủy tức…

Khắc phục: Tìm chính xác nguyên nhân rồi chữa trị đúng cách.  Nếu trong bể quá nhiều tép cái thì cần bổ sung tép đực, nên cho ăn thức ăn dành riêng cho tép để trong đàn lớn đều tránh tình trạng chậm phát triển trong đàn.
Nếu bể tép sử dụng thuốc diệt sán của Benibachi thì do ảnh hưởng của tép có thể bị chậm sinh sản từ 1,5-2 tháng do ảnh hưởng của thuốc để khắc phục các bạn có thể dùng thuốc diệt sán của ThuysinhNB (hàng Việt Nam chất lượng cao, an toàn cho tép và hồ thủy sinh)

[Bạn có biết] Người ta đã chụp ảnh tép cảnh như thế nào?!

 

Rất nhiều bạn đã hỏi Tép Cảnh là tại sao những chú tép mình mua ở các shop, tiệm bán về lại không đẹp như trong hình, không được đẹp như ảnh? Màu sắc không được rực rỡ…
Hãy cùng Tép Cảnh khám phá một studio của anh chàng đam mê tép cảnh người Thụy Điển Arek Karlsson đã đầu tư hẳn một studio nho nhỏ để chụp cho những chú tép của mình nhé.

Một studio nho nhỏ của Arek Karlsson bao gồm:

– Máy ảnh chuyên nghiệp (DLSR), trong hình là Canon EOS 7D + Ống kính (lens) Tamron hỗ trợ lấy nét tốt hơn.
– Một chiếc box nhỏ 10x10cm (hoặc 15×15) để làm sân khấu trình diễn của những chú tép, được che kín các mặt (trừ chỗ chụp). Box được gắn với đế để chống rung động.

– Đèn flash được chế lại gắn vào trên nóc bể đánh hắt xuống.

– Dàn đèn led phía trước để đánh tạo màu

Chân dài tép ong Shadow Panda tiền triệu @.@!

Chân dài PRL Morusa của anh chàng người Thụy Điển


OEBT – Orange eyes blue tiger: Chân dài nổi đình nổi đám cái tên Hổ xanh mắt cam.

Có thể nói ánh sáng là rất quan trọng trong việc chụp tép và ngắm tép, dưới ánh sáng yếu lạnh màu tép Shadow Red có vẻ nhạt hơn nhỉ?


Thử với chút ánh sáng ấm xem nào? Màu đỏ có vẻ đúng chất “Shadow” rồi đấy. Có lẽ màu sáng ấm hợp với các tép có màu ấm như: đỏ, vàng, cam… nhưng với tép ong thì làm phần sứ sẽ hơi ám vàng không muốt nữa.
Tổng kết lại là: do mắt chúng ta và túi tiền đầu tư đèn thôi
.

Nhưng với các dòng tép có màu lạnh hoặc đen: như Aura Blue, Black Chocolate, Golden Bolt, Blue Bolt, … thì ngược lại, chúng sẽ tươi tắn hơn nhiều

Bố cục sân khấu đơn giản là cát trắng vài tấm lá mục một ít sỏi tối màu, nước là lấy từ hồ của bể tép đấy.
Cũng không thể thiếu thức ăn nếu chụp bữa yến tiệc hấp dẫn này của các chân dài.

Một chú tép Rili vàng đang ngẩn ngơ.

Photo by: Arek Karlsson

Thanks,

[Hướng dẫn] Xóa vết trầy xước trên kính của bể tép kiểng

Trong quá trình di chuyển, sử dụng bể cá không thể tránh khỏi những trục trặc nhỏ, gây nên những vết trầy xước nhỏ cho bể cá, bể tép cảnh, bể thủy sinh của bạn. Tuy chỉ là một vết xước nhỏ nhưng lại có ảnh hưởng không nhỏ tới thẩm mỹ của bể cá, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến thú chơi của chúng ta. Nhất là với người chơi thủy sinh hoặc người nuôi tép cảnh, không thể chịu được dù là vết xước nhỏ.

Hình ảnh vết trầy xước

Cách xử lý sau đây có thể giúp các bạn khắc phục được những vết xước có độ sâu trung bình và nông. Với những vết xước quá sâu khi xử lý có thể không đảm bảo an toàn hoặc làm cong mặt kính gây mất thẩm mỹ.

Hình ảnh xử lý kính bể cá bị trầy xước

Hình ảnh phớt đánh bóng kính

1. Tháo nước bể tép, di chuyển cá và tép ra bể chứa phụ để dễ dàng thao tác nếu vết xước ở phía trong của bể tép. Đối với những vết xước ở phía ngoài bể. Có thể xử lý mà không cần di chuyển cá hoặc tép cảnh.

2. Chuẩn bị máy mài tay, phớt đánh bóng kính (mua ở phố Thuốc Bắc ), bột Oxit Cerium (Bột thường được thợ kim hoàn sử dụng để đánh bóng sản phẩm)

3. Trộn bột oxit Cerium với nước theo tỷ lệ 1:4 tạo thành một hỗn hợp đánh bóng.

4. Lắp phớt đánh bóng vào máy mài tay, bôi hỗn hợp đánh bóng Oxit Cerium lên phớt đánh bóng kính.

5. Chạy máy mài và đưa nhẹ lên vết trầy xước của bể cá, bể thủy sinh, bể tép cảnh. Tránh dùng lực quá nhiều có thể ảnh hưởng tới bể, thậm chí gây vỡ bể. Mài tới khi nào các vết trầy xước biến mất thì thôi. Bổ sung thêm hỗn hợp đánh bóng nếu cần thiết.

6. Dùng khăn ẩm lau sạch phần bột Oxit Cerium dính trên bể mặt kính.

Trân Trọng

Nguyễn Tiến Dũng

Nguồn: Ca canh Thai Hoa