Lưu trữ theo thẻ: loc bio

[Bạn có biết] Người ta đã chụp ảnh tép cảnh như thế nào?!

 

Rất nhiều bạn đã hỏi Tép Cảnh là tại sao những chú tép mình mua ở các shop, tiệm bán về lại không đẹp như trong hình, không được đẹp như ảnh? Màu sắc không được rực rỡ…
Hãy cùng Tép Cảnh khám phá một studio của anh chàng đam mê tép cảnh người Thụy Điển Arek Karlsson đã đầu tư hẳn một studio nho nhỏ để chụp cho những chú tép của mình nhé.

Một studio nho nhỏ của Arek Karlsson bao gồm:

– Máy ảnh chuyên nghiệp (DLSR), trong hình là Canon EOS 7D + Ống kính (lens) Tamron hỗ trợ lấy nét tốt hơn.
– Một chiếc box nhỏ 10x10cm (hoặc 15×15) để làm sân khấu trình diễn của những chú tép, được che kín các mặt (trừ chỗ chụp). Box được gắn với đế để chống rung động.

– Đèn flash được chế lại gắn vào trên nóc bể đánh hắt xuống.

– Dàn đèn led phía trước để đánh tạo màu

Chân dài tép ong Shadow Panda tiền triệu @.@!

Chân dài PRL Morusa của anh chàng người Thụy Điển


OEBT – Orange eyes blue tiger: Chân dài nổi đình nổi đám cái tên Hổ xanh mắt cam.

Có thể nói ánh sáng là rất quan trọng trong việc chụp tép và ngắm tép, dưới ánh sáng yếu lạnh màu tép Shadow Red có vẻ nhạt hơn nhỉ?


Thử với chút ánh sáng ấm xem nào? Màu đỏ có vẻ đúng chất “Shadow” rồi đấy. Có lẽ màu sáng ấm hợp với các tép có màu ấm như: đỏ, vàng, cam… nhưng với tép ong thì làm phần sứ sẽ hơi ám vàng không muốt nữa.
Tổng kết lại là: do mắt chúng ta và túi tiền đầu tư đèn thôi
.

Nhưng với các dòng tép có màu lạnh hoặc đen: như Aura Blue, Black Chocolate, Golden Bolt, Blue Bolt, … thì ngược lại, chúng sẽ tươi tắn hơn nhiều

Bố cục sân khấu đơn giản là cát trắng vài tấm lá mục một ít sỏi tối màu, nước là lấy từ hồ của bể tép đấy.
Cũng không thể thiếu thức ăn nếu chụp bữa yến tiệc hấp dẫn này của các chân dài.

Một chú tép Rili vàng đang ngẩn ngơ.

Photo by: Arek Karlsson

Thanks,

Lọc thác, lọc treo cho hồ thủy sinh, tép cảnh, cá cảnh

Lọc thác, lọc treo cho hồ thủy sinh, tép cảnh, cá cảnh
Lọc thác, lọc treo cho hồ thủy sinh, tép cảnh, cá cảnh

Hôm nay, xin giới thiệu đến các bạn một loại lọc khá thông dụng trong các hồ tép hiện nay là lọc thác.

Lọc thác hay còn gọi là lọc treo là một loại lọc nhỏ gọn rất phù hợp cho các hồ cá, tép, thủy sinh tầm nhỏ tới trung bình, hồ cubic, hồ thủy sinh nhỏ. Lọc thác được thiết kế nhỏ gọn dễ dàng vệ sinh và treo bên hông hồ cá, vì thế sẽ không làm ảnh hưởng mỹquang trong hồ cá. Ngoài ra với dòng chảy từ lọc thác tạo ra còn có tác dụng hòa tan CO2 và Oxi trong bể, giúp cây và cá phát triển tốt hơn. Lọc thác là loại lọc phù hợp cho ngươi bắt đầu chơi thủy sinh.

Đặc điểm cơ bản của dạng lọc thác – lọc treo:
– Hình dáng: nhỏ gọn, lọc thác thường được treo bên hông hồ có 1 ống hút nước cắm vào hồ.
– Màu sắc: đen và trắng
– Cấu tạo: dễ dàng lắp đặt và tháo gỡ vì thế dễ dàng vệ sinh. Lọc thác thường có kèm bông lọc đi theo. Ngoài ra có 1 ngăn nhỏ để chứa những phụ kiện lọc khác như: bông lọc thêm, sứ lọc, banh lọc, nham thạch. Lọc thác có ống hút nhỏ màu trắng, khi cắm vào hồ cá, hồ thủy sinh sẽ gọn gàng và khó thấy nên ít gây ảnh hưởng mỹ quan trong hồ.
– Công suất: Lọc thác có công suất tương đối tốt phù hợp cho bể cá thủy sinh từ nhỏ đến 80cm

Lưu ý về lọc thác – lọc treo:
– Vì lọc thác nhỏ gọn nên phải thường xuyên vệ sinh bông lọc thường xuyên, có thể mỗi tuần 1 lần. Ngoài ra lâu lâu hãy vệ sinh toàn bộ máy lọc sạch.
– Lọc thác – lọc treo phải có áp suất nước để bơm nước lên được, nếu lọc vẫn chạy mà nước không bơm lên nổi thì bạn hãy châm nước vào.
– Để lọc thác chạy suốt 24/24h và châm thêm nước đen để đảm bảo hồ sạch.
– Tùy theo kích thước hồ thủy sinh – hồ cá, hò tép của bạn mà chọn lọc thác từng loại cho phù hợp.
—-
Giá cả – phân loại: Nhiều chủng loại như jebo, atman… giá từ 60k/chiếc trở lên tùy loại và công suất và tùy các bạn trả giá với người bán :))) . Rất dễ tìm vì bán rộng rãi ở các tiệm cá cảnh, thủy sinh…Cứ vào hỏi là có.

Xem bài viết về lọc Bio, lọc bông tại đây:

ThuysinhNB shop chuyên các chế phẩm của NB: thức ăn tép đỏ, tép cảnh, khử clo, phân nước, thuốc diệt sán dành riêng cho hồ thủy sinh
tag[ #ADS ]: #RC #TépCảnh #ThủySinhNB #ThứcĂnTép #ThủySinh #minitank #nanotank #shrimp #tank #redcherry #redCherryShrimp #TépĐỏ #FireRed #SuperRed #tree #BeeShrimp #cáBeta #cáRồng
#SRC #betafish #beta #fish #blackwater #arowana #cácảnh
http://tepcanh.blogspot.com/
https://tepcanh.wordpress.com/

Hướng dẫn làm lọc xốp, lọc Bio cho bể tép

Sponge Filter(Lọc xốp): Một thiết bị lọc bio đơn giản từ bông xốp và máy sủi, hiệu quả không kém gì lọc ngoài. Phù hợp với các bể tép, cá… Dễ dàng mua được ở các tiệm thủy sinh

Tép RC đang ăn thức ăn ở lọc xốp. Nơi bám rất nhiều thức ăn của bể
Tép RC đang ăn thức ăn ở lọc xốp

Ưu điểm: Dễ sử dụng, đơn giản, giữ được cân bằng vi sinh cao, dễ thay, rẻ, có khả năng chế tạo được
Nhược: cồng kềnh trong hồ.
Ad sẽ hướng dẫn và mô tả cơ chế của loại lọc này để các bạn có thể tự làm được cho hồ tép của mình nhé.

Hướng dẫn làm lọc xốp, lọc Bio. Cơ chế và cách làm
Sponge Filter(Lọc xốp) dành cho bể tép – Cơ chế hoạt động và hướng dẫn cách làm