Lưu trữ theo thẻ: nb

Bán Tép Cam, Tép Cảnh Sunkist – Bán tép cảnh ở Hà Nội

Tép Cam, Tép Sunkist – Caridina cf. propinqua  – Bán các loại tép cảnh ở Hà Nội (có nhận oder)

 
Tép Cam, Tép Sunkist
Tên khoa học: Caridina cf. propinqua
Xuất xứ: Sulawesi, Indonesia
Kích thước: 2-2.4cm
pH: 6.5-7.5
Nhiệt độ: 24-30ºC

Nguồn gốc
Nơi sinh sống tự nhiên và giống loài chính xác của loài Tép Cam này vẫn chưa được xác định chính xác. Với những thông tin có được thì chỉ có thể khẳng định rằng chúng khá các loài tôm thuộc họ Cardina Propinqua thường được tìm thấy trong các khu đầm lầy nước lợ ở Sulawesi, Indonesia hoặc có thể chúng cùng họ với những con tép đỏ RC (Red cherry shrimp)
——————————
Liên hệ đặt mua: 097.91.98.510 (kđt Trung Hòa Nhân Chính – Hà Nội)

Bán các loại tép cảnh ở Hà Nội (có nhận oder). Các bạn có thể mua tép cảnh ở Hà Nội

——————————-
Đặc tính
Rất dễ nhận diện tép Cam nhờ toàn thân có màu cam sáng với một vài vệt đỏ loang lỗ. Cũng khó nhầm lẫn loài này với tép Tiger (tép Cọp), vì tép này mình dài và dáng thon hơn so với tép Tiger. Nếu ngắm gần hơn và kỹ hơn, sẽ nhận thấy chúng gần giống với tép Ghost (tép Ma?) hơn; có phần đầu hơi chúi xuông, đuôi và lưng thấp, và càng gắp thức ăn dài hơn.
—————————————-


Nuôi trong hồ thuỷ sinh
Giới thuỷ sinh thường bị mê hoặc bởi màu cam sáng nổi bật và tạo điểm nhấn hấp dẫn trên nền xanh của các loài cây thuỷ sinh trong hồ cũng như trên mảng màu tối của phân nền. Tép Cam là loài hiền lành và rất dễ thích nghi với môi trường mới, do vậy có thể nuôi chung với hầu hết các loài tép nước ngọt khác như Tép Ong (Crystal Red Shrimp), Tép Cọp (Tiger Shrimp), Tép Snowball (?), Tép Xanh ngọc (Blue Pearl Shrimp) và Tép Đỏ (RC Shrimp) – mà cũng không lo bị lai tạp.
————————-
Thức ăn
Là loài tép thuần chủng, Tép Cam có thể ăn rất nhiều thứ: rêu, tảo, thức ăn dạng sợi, thức ăn đặc biệt cho tép đỏ, thức ăn tép cảnh thuysinhNB v.v…
—————————-
Chất lượng nước
Do có nguồn gốc từ các vùng đầm lầy duyên hải (nước lợ), Tép Cam có thể thích nghi với nhiều điều kiện môi trường nước khác nhau, nhiệt độ và độ pH cũng có thể dao động trong phạm vi rộng. Tuy nhiên cần lưu ý là trong môi trường nuôi nhốt là độ cam sáng sẽ bị giảm và có thể bị chuyển sang màu xám.
————————————


Sinh sản

Người nuôi thường rất phấn khởi khi phát hiện được một hai chú Tép Cam mang bọc trứng. Tuy nhiên, sau một vài ngày, tép cái sẽ xả hết trứng mà không biết nguyên do. Nguyên do là Tép Cam thuộc loài sinh sản cấp thấp, nghĩa là trứng phải nở thành ấu trùng trong môi trường nước lợ. Và ấu trùng phải phát triển qua nhiều giai đoạn trước khi lớn thành tôm trưởng thành.
Việc tạo ra môi trường sinh sản phù hợp (nước lợ) khá phức tạp chính là nguyên do khiến rất hiếm khi thấy Tép Cam có thể sinh sản được trong hồ thuỷ sinh.
Tuy nhiên, bạn có thể tạo bằng cách mua muối biển và pha với 1 lượng nước bằng 25% rồi hòa với nước bể (bạn nên làm riêng)
Conlele biên dịch

——————————-
Liên hệ đặt mua: 097.91.98.510 (kđt Trung Hòa Nhân Chính – Hà Nội)

Bán các loại tép cảnh ở Hà Nội (có nhận oder)


Cách nuôi dưỡng tép đỏ RC sinh sản

Việc cho tép đỏtép RC sinh sản gần như rất dễ dàng khi bạn đặt riêng ra một cặp tép đực-cái trong một một chiếc hộp dưỡng trong bể thủy sinh của mình ! Nên có thêm vài cọng rong hoặc rêu nhỏ để tép bám vào…


Tuy nhiên , có một số cách sau để bạn có thể giúp lai tạo, dưỡng đẻ những con tép đỏ RC của mình:

Đầu tiên: là xác định 1 cặp giống bố mẹ tiêu chuẩn, đảm bảo các thông số nước ổn định và chuẩn bị sẵn nguồn thức ăn sạch giàu dinh dưỡng là một số điều kiện rất đơn giản của việc nuôi tép sinh sản.
Tép đỏ RC sẽ sẽ dễ sinh sản hơn ở môi trường nước có nhiệt độ ổn định khoảng 72F ( 22C ). Ngoài ra, độ pH của bạn phải ở trong phạm vi 6,5-8,0 .
Khi nuôi , tép Red Cherry của bạn sẽ cần một nguồn thức ăn dinh dưỡng phù hợp đầy đủ khoáng, vitamin: có thể cho ăn lá dâu, lá bàng khô hoặc vài lát hoa quả… Nên dùng thức ăn đặc biệt dành riêng cho tép của thủy sinh NB

Tép đỏ mẹ từ khi có trứng thì sau 3-4 tuần sẽ bắt đầu xả trứng

Cuối cùng, một phần rất quan trọng của việc nuôi tép đỏ Red Cherry nhanh sinh sản là không có động vật săn mồi (cá, ấu trùng chuồn chuồn, thủy tức) trong bể nuôi! Cách làm này cũng có thể áp dụng được hết với các loại tép cảnh khác như: tép Ong, bee, tép tiger, tép vàng, tép cam…

Liên hệ mua tép RC size baby bé 1,3-1,5cm (gen đỏ đẹp, SRC, Fired):https://www.facebook.com/TepCanhVietNam/posts/717161674982592

HƯỚNG DẪN – NUÔI TÉP CẢNH, TÉP ĐỎ RC NHƯ THẾ NÀO?

Tép cảnh, tép kiểng, TÉP ĐỎ RC có thể nuôi trong các hồ thủy sinh hoặc các hồ đơn giản chỉ cần setup phân nền hoặc nền trơ cát, sỏi + rêu 1 cái lọc thác mini…ỗn định nguồn nước là có thể thr tép được rồi…(nền nên dùng có màu đen để tép lên màu)

– Cá nuôi chung với Tép Cảnh: cá trâm,cá neon,tỳ bà bướm,chuột otto,panda…(Nên nuôi Otto và các lọai cá tỳ bà)

Thức ăn cho Tép Cảnh, Tép Kiểng tép đỏ RC: 

+Thực vật : lá bàng khô,lá dâu tằm khô hoặc tươi,dưa chuột, cà rốt cắt lát…đều được trần qua…
+ Động vật: tôm nhỏ luộc, thịt, tim bò (tăng màu đỏ cực mạnh),ốc hại chết,thậm chí xác tép chết(không khuyến khích vì dễ lan truyền bệnh trong hồ)…
+Thực phẩm tổng hợp : các sản phẩm đặc biệt của thủy sinh NB, các sản phẩm thức ăn của ngoại như shirakura, shera(cần lưu ý nguồn gốc xuất xứ)…

Các bệnh thường gặp:

+Bệnh nấm, vi khuẩn đen mang : như các bạn biết cá hay bị nấm khi môi trường nước không tốt (để lâu,dơ, tanh…) mỗi tuần hoặc 2 tuần nên thay 20,30% nước trong hồ…thay đều đặn Tép sẽ khỏe mạnh tránh đc bệnh do nấm, vi khuẩn… phát sinh trong hồ
+ Hở cổ : Như ta biết Tép thường xuyên lột xác thay võ…1 ngày có thể lột nhiều lần với tép chưa trưởng thành…Ta không nên lấy xác vừa lột ra vì tép sẽ cần ăn nó để tổng hợp lại lượng canxi vừa mất…do vậy 1 số hồ thiếu khoáng, thiếu canxi…quá trình lột xác của Tép diễn ra không đều, qua vài lần cổ sẽ bị hở ra và dễ dẫn đến các ấu trùng, ký sinh, vi khuẩn thâm nhập qua chỗ hở tấn công các cơ quan nội tạng của tép (vị trí qua trọng của tép) dẫn đến việc tép sẽ chết…
Để khắc phục tình trạng này : mua viên đá khoáng, các dung dịch khoáng châm ở các đại lý bán Tép cảnh

(ảnh HD) Vẻ đẹp tép cảnh – Loài tép vợt Micratya poeyi

Tên chung của loại này là Fan/filter-feeding shrimp. Tên của chúng bắt nguồn từ hình thức kiếm ăn chuyên hóa cao độ. Những sợi tơ trên càng (chela), mà đó là đặc trưng của họ tôm, dài hơn nhiều so với tép và có hình dạng như chiếc quạt đang xòe. Chúng sử dụng những chiếc càng hình quạt này để lọc những mảnh thức ăn nhỏ chẳng hạn như ấu trùng muỗi, bo bo Daphnia và bọ một mắt Cyclops, cũng như tảo lẫn trong dòng nước. Nhưng đừng lo, hình dạng chuyên biệt của càng này không hề nguy hiểm đối với cá.
– theo Chris Lukhaupv

Những con tép cảnh bắt nguồn từ những khúc suối có nước chảy nhẹ trong thiên nhiên
Những con tép cảnh bắt nguồn từ những khúc suối có nước chảy nhẹ trong thiên nhiên

Chủ yếu sống trong các dòng suối chảy xiết ở vùng nhiệt đới. Chúng bám vào nền đá, đối diện với dòng nước, bằng các cặp chân và càng mạnh mẽ. Chúng hiếm khi xuất hiện ở vùng đáy cát hay đất bùn vốn là địa hình đặc trưng ở vùng hạ lưu.
Khi nuôi trong hồ, cần phải lưu ý đến nhu cầu dòng chảy mạnh và nồng độ ô-xy hòa tan cao của chúng. Vì vậy, bên cạnh bộ lọc, cần bổ sung thêm một máy bơm để tạo dòng lưu chuyển trong hồ.

Vì thích nghi với các dòng chảy xiết nên những loài tôm này có nhu cầu ô-xy rất cao, điều không thể tái tạo trong các hồ thủy sinh rậm rạp. Dĩ nhiên, địa bàn phân bố tự nhiên của chúng không hề có mật độ cây thủy sinh cao.

Là một loài tép cảnh trong bể thủy sinh với cặp càng được tiến hóa kì lạ
Là một loài tép cảnh trong bể thủy sinh với cặp càng được tiến hóa kì lạ

Loài tép xinh đẹp này, mà kích thước rất nhỏ, không phải là tôm quạt về mặt phân loại. Tuy nhiên, chúng cũng có càng với những sợi tơ dài và sử dụng cách lọc thức ăn nhỏ có trong nước.

Tép cái ôm trứng rất nhiều.
Tép cái ôm trứng rất nhiều khi được cho ăn thức ăn tép kiểng nghiền vụn của thuysinhNB.

Các bạn có thể thấy một con tép cái đang mang bầu với những chùm trứng dưới bụng. Khi tép cái trưởng thành màu sắc của nó rất nổi bật (bởi các sắc tố màu dưới vỏ) và lớn hơn nhiều o với tép đực.

thuc an tep canh, thuc an tep do, thuy sinh nb. be thuy sinh
Môi trường nước ổn định, châm nước đen, ăn thức ăn tép cảnh, thức ăn tép đỏ của thuysinhNB sẽ giúp tép sống khỏe trong bể thủy sinh

Toàn cảnh “bà mẹ nhí” Micratya poeyi
Loài này xuất xứ từ các dòng chảy đổ vào biển Caribbean và hiếm khi xuất hiện trên thị trường cá , tép cảnh.
Tép Micratya cũng cần hồ có dòng chảy mạnh.

Các loại cây thủy sinh cần ít dinh dưỡng, ánh sáng

[Bạn có biết?] Các loại cây thủy sinh cho bể thủy sinh phù hợp nuôi các loại tép cảnh, tép đỏ RC, tép ong đỏ… với điều kiện ít ánh sáng, dinh dưỡng mà giúp ổn định PH nước tốt, khử độc nitrat, nitrit NH3, NH… vừa có chỗ cho tép bám vào trú ẩn…

Các loại cây thủy sinh cần ít dinh dưỡng trong bể thủy sinh

– Họ Dáy

– Họ dương sỉ

– Họ tiêu thảo

– Rau má: rau má dù, rau má hương

– cây sao nhỏ,rau thơm,rau răm…các loại cây thân đốt

– Các loại rong như: rong đuôi chó

và các loại rêu fiss,moss: xmas, rêu cá đẻ (java moss), riccia, mini fiss…

Thủy sinh NB chuyên:
– Thức ăn đặc biệt dành riêng cho tép đỏ. Mã SP: SĐ3

– Thức ăn dành cho các loại tép vàng, ong…

– Phân nước (dành cho bể thủy sinh – tép). Mã SP: N-1 và B-1

– Nước đen (dành cho bể thủy sinh, tép, cá rồng, cá cảnh, cá beta…). Mã SP: MT48

– Khử Clo siêu tốc, an toàn, tiện lợi. Mã SP:KN

– Diệt sán, diệt kí sinh trùng cho bể thủy sinh( An toàn – tiện lợi – dễ sử dụng). Đảm bảo: diệt 80-90% sán, Tép cảnh, Cá cảnh… khỏe mạnh không bị làm sao cả. Mã SP: DS-125

Phải làm gì khi tép đỏ, tép RC lột vỏ ?

Tép đỏ RC lột vỏ
Tép đỏ RC lột vỏ

Tép cảnh và các động vật giáp xác có phần cơ thể được bao bọc với một bộ xương ngoài bằng kitin. Nhờ thấm canxi và vôi hóa nên lớp vỏ của chúng rất cứng cáp. Trong khi lớp vỏ là cố định còn các động vật giáp xác lớn lên theo thời gian, nên lớp vỏ này phải được thay thế định kỳ trong quá trình biến thái (từ dạng ấu trùng cho đến khi trưởng thành) hoặc đơn giản là khi chúng phát triển nhô ra ngoài lớp vỏ.

Trước khi lột xác, một con tép RC thường hấp thụ lượng canxi, khoáng từ bộ vỏ cũ, sau đó tiết ra enzyme để tách lớp vỏ cũ ra khỏi lớp da hoặc lớp biểu bì. Lớp da này sẽ được bao bọc bởi ra một lớp vỏ mới, mềm hơn và mỏng hơn so với lớp vỏ cũ.Để lớn lên, phát triển thì mỗi chú tép đỏ RC phải trải qua những quá trình lột vỏ để thoát khỏi lớp vỏ cũ cứng dần.
Khi tép lột vỏ xong thì chiếc vỏ mới màu rất nhợt nhạt và bạn cũng đừng nên vứt vỏ cũ đi vì có thể chú tép cảnh mới lột của bạn sẽ tự ăn chiếc vỏ cũ để bổ sung các chất cho chiếc vỏ mới của mình.

P/S: Bạn cũng có thể cho tép bổ sung khoáng, vitamin, thức ăn từ trái cây như carot, lá bàng…hoặc thức ăn đặc biệt dành cho tép đỏ là thức ăn tép đỏ SĐ3 của thủy sinh NB để tép nhanh lên màu đẹp, vỏ bóng, dày và khỏe mạnh hơn.
Tạo môi trường nước hợp lý ổn định PH có khoáng và vi lượng cho hồ bằng cách châm nước đen, phân nước dành cho cây thủy sinh của thủy sinh NB