Lưu trữ theo thẻ: diet san

Nguồn gốc và Phân loại tép cảnh Pinto Bee

Cách lai tạo tép pinto: Sử dụng những con tép ong Tibee (con lai của tép tiger với tép ong) đời F5, F6 rồi lai tạo với tép ong đài loan TWB (kingkong, panda, winred, Bluebolt) để cho ra được những con tép Pinto.

Mua tép cảnh ở đâu? Thực ra hoàn toàn bạn có thể lai tạo được chúng nếu như có đầy đủ nguồn gen tép ong cần thiết
Có rất nhiều sự nhầm lẫn và hiểu sai về sự khác nhau giữa Pinto Đài Loan và Pinto Đức. Hai loại này hoàn toàn hoàn toàn khác nhau. 1 con pinto Đức sẽ không phải là 1 con Pinto Đài loan và ngược lại. Tôi muốn chia sẻ sự khác biệt này và nguồn gốc của 2 dòng tép Pinto này.
Pinto được phân loại thành 2 loại khác nhau dưới tên gọi Pinto Đức và Pinto Đài Loan.

German Pinto
“Pinto Đức” được lai tạo ra vào khoảng năm 2011bởi một người nuôi ở Đức tên là  Astrid Webber.  Hai biến thể chủ yếu do  Astrid Webber lai tạo ra là :

1) Đen hoặc đỏ với sọc trắng từ đầu đến đuôi

2) Có chấm ở trên đầu ( Bông)

Những loài này nhanh chóng được phổ biến ở thị trường tép cảnh châu Á sau khi nó lần đầu tiên được mang đến Nhật, và sau đó là Đài Loan. Người nuôi Đài Loan nhanh chóng nắm lấy cơ hội và tiến hành lai tạo ồ ạt. Để định giá bán lẻ, những loại tép Pinto này được phân loại như sau.

* Zebra German Pinto
Loại tép này được phân loại theo số lượng sọc và khoảng cách các sọc trên lưng tép. Loại có 6 sọc đều trên lưng và không có chấm trên thân được xem là hoàn hảo nhất và có giá trị rất cao. Loại ít sọc hơn và không đều sẽ có giá rẻ hơn.


•Spotted head mosura German Pinto ( Pinto đầu bông)
Loại này được phân hạng đầu tiên ở nếu toàn thân không bị lem ( Clean white body). Bất kì chấm nào nào trên thân ( bị lem) đều bị coi là không hoàn hảo. Thứ đến là số lượng chấm trên đầu, con pinto tối đa 10 chấm được coi là hoàn hảo. Và cuối cùng là chấm trên đầu to như thế nào.

Như vậy, nếu bạn sở hữu 1 con pinto clean body, 10 chấm trên đầu và chấm to thì bạn đang sở hữu con tép pinto mắc nhất quả đất rồi đấy!

Một số tên gọi các kiểu chấm ở con tép Pinto Đức

Tính đến nay, những con tép này vẫn được gọi là Pinto Đức như một sự thể hiện sự tôn trọng đối với người đã lai tạo ra chúng cho dù chúng được nuôi nhiều ở Đài Loan. “Pinto Đức” mặc dù không ra thuần, tuy nhiên nó có thể ra giống đến 90% hình thể của các dòng Pinto Đức, nhưng ngay cả khi như vậy, hình thể của chúng cũng không thể ổn định( nghĩa là đời f1 có thể ra không giống với hình thể của bố mẹ). Và cũng không thể ra thuần đối với các dòng này vì bộ gen phức tạp được trao đổi chéo ở các thế hệ trước.

Taiwan Pinto
“Pinto Đài Loan” nổi lên vào năm 2012 sau cơn sốt của Pinto Đức. “Taiwan Pinto” bắt đầu được lai ra sau khi một số người nuôi tép có kinh nghiệm lai tạo ở Đài Loan nhìn thấy được sự thành công của “Pinto Đức”.  Kiểu hình khác biệt duy  nhất của Pinto Đài Loan là sọc vằn tiger trên thân tép.


Những con tép này đã trở nên phổ biến ở Nhật, và người Nhật gọi đó là con Nanacy (Nanashi) Pinto, phân hạng của dòng này đã nhanh chóng được nhận diện. Kiểu hình chính là có bao nhiêu sọc vằn tiger ở gần đuôi, càng nhiều sọc vằn, nó càng được coi là hoàn hảo, giá trị con tép càng cao. Những sọc đó phải được cách rời, và càng gần về phía đuôi. Thứ hai, những con tép này có chấm ở trên đầu, 1 con tép với rất nhiều chấm nhỏ ở trên đầu được gọi là con Galaxy Pinto ở Đài Loan.

Có một vài loài đột biến của Đài Loan Pinto khá phổ biến ở Nhật. Loài đột biến này  là Fishbone Pinto ( Xương cá) và Skunk Pinto ( Đầu sọc) là biến thể cao cấp hơn của Taiwan Pinto. Dần dần, các người nuôi tép đã bắt đầu tích hợp các kiểu hình khác nhau của Taiwan Pinto lên trên một cá thể. Tất cả các loại tép này được nhân giống ra chỉ với bộ gene của Pinto Đài Loan.

Skunk


Tóm lại, một con “German Pinto” sẽ không sinh ra kiểu hình của “Taiwan Pinto” và ngược lại. Với tất cả các dòng tép Pinto, chúng đều không thể ra dòng thuần ( có kiểu hình giống bố hoặc mẹ 100%). Kiểu hình ra giống bố hoặc mẹ chỉ là 85% và 15% ra các kiểu hình khác không có giá trị như Pinto.

Pinto ra thị trường có giá từ 50SGD đến 1000SGD tùy theo phân loại kiểu hình và màu sắc. 1 con “German Pinto” hay “Taiwan Pinto” được bán đều khác nhau về kiểu hình và không nhất thiết phải là xuất xứ từ Đức hay Đài Loan. Pinto Đức hay Pinto Đài Loan đơn thuần chỉ là tên gọi chung của dòng Pinto.

Ở Việt Nam, người nuôi cũng đã tiếp cận được nhiều với con Pinto và cũng khá nhiều người nuôi thành công nên giá có thể rẻ hơn, dao động từ 500.000 VNĐ – 3.500.000 VNĐ và cũng dựa vào phân hạng như trên để xác định giá cả.

Và nếu kiên trì lai tạo, một ngày nào đó các bạn sẽ có được những con Pinto đẹp và đắt giá.

Cảm ơn các bạn đã đọc.

Liên hệ mua thức ăn giúp lên màu, đẻ nhiều dành cho tép cảnh thuốc diệt sán, giun cho hồ thủy sinh tại Hà Nội.  Hướng dẫn setup và bán các loại tép cảnh tại Việt Nam,
Liên Hệ: 0979.198.510

Vẻ đẹp của những con tép ong thuần huyết Pure Line

Một bầy tép PRL hạng cao trong bể với lớp sứ trắng nổi bật

Tép Ong PRL, PBL là gì vậy? Thuần huyết trong tép ong nghĩa là gì? Vì sao chúng (PRL, PBL) có giá thành đắt như thế? Nuôi chúng có dễ không?

Tép ong Pure Line có nghĩa là dòng thuần chủng nói chung. Máu ko pha tạp và hoàn toàn thuần huyết. Nghĩa là chỉ đẻ ra Ong Đỏ (Pure Red Line) hoặc Ong Đen (Pure Black Line) và ko ra Golden hoặc chưa bao giờ lai với Golden. Tép ong bình thường có thể có những con đẹp cũng ngang ngửa với PRL hạng cao nhưng cũng có những con PRL trông xấu như ong thường nhưng chúng chỉ khác nhau hoàn toàn bản chất là ở bộ gen thôi.

PRL – Pure Red Line
PBL – Pure Black Line

Pure (thuần) ở đây để chỉ bộ gene đã được ổn định qua nhiều thế hệ của chúng. Tép khi máu đã pha tạp thì ko thể gọi là thuần chủng(Pure Blood) được.

Mọi người hay hiểu nhầm khái niệm giữa tép ong đẹp và Pure Line. Pure Line nghĩa là tép đã được nuôi chọn lọc trong 1 thời gian dài qua rất nhiều thế hệ.
Sự thật là  những trại tép nổi tiếng thế giới ở Nhật và Đài Loan, tép ong người ta nuôi từ cách đây 5-7 năm. Chỉ giữ lại những cá thể xuất sắc nhất, các con xấu sẽ bị loại ra các bể hạng thấp.

Còn phân hạng của Pure Line dựa theo độ dầy của vỏ. Con hoa văn được xếp theo tên thôi. Chẳng hạn như 3S là Mosura hoăc Crown Head. Cũng có những con tép Pure Line 3 vạch trên lưng (three bands hoặc 1S) nhưng vỏ dầy, chân màu thì cũng tính là hạng cao.

Ưu điểm của Pure Line là kích thước thường to hơn tép ong thường 1 chút, màu sắc vượt trội (sứ trắng hơn và đậm đều không vỡ) và quan trọng nhất là bộ gene thuần chủng nhưng lại yêu cầu khắt khe hơn nhiều về môi trường nuôi dưỡng và chăm sóc hơn so với tép ong vì đồng huyết  – thuần huyết quá lâu mà khó có thể được bổ sung thêm các nguồn gen tốt khác(giá thành đắt). Tuy vậy thế hệ sau thường giữ lại những nét của tép bố mẹ.

Vậy nuôi PRL, PBL có khó không? Chúng là tép ong nhưng yêu cầu khắt khe hơn ong ở môi trường nước nên chỉ dành cho người chơi có kinh nghiệm, người mới chơi thì không nên bắt đầu bằng loại này.

Người chơi Pure Line thường chơi theo các chỉ tiêu như chỉ tập trung vào màu đỏ (như Crimson Japan, Ebi-ten) hoặc tập trung vào trắng như (Benibachi, Nishiki). Đây là những top breeder nổi tiếng trên thế giới.

Còn về hạng SSS, cách ngắn nhất để tạo ra loại này là lai 1S,2S với Golden. Nhưng thế hệ sau sẽ bị vỡ màu, và có % ra golden thay vì tép ong. Vì thế các breeder hoặc người chơi tép Pure Line nói chung rất kị Golden. Golden từng tạo nên cơn sốt cách đây 5 năm khi người ta mới tạo ra loại đột biến này. 1 con golden đẹp thời đấy là vào tầm $1500-$2000 1 con. Về sau trong quá trình nuôi đẻ lâu dài người ta mới phát hiện ra nhược điểm của chúng.

Golden Shrimp
Tép Golden Shrimp

Nhưng mà ko thể ko kể công chúng được, ko có golden thì sẽ ko bao giờ có Kingkong và các loài Taiwan Bee khác.

Theo: SkyGB (abv.vn)

Nuôi tép cảnh – tép RC – tép đỏ – Red Cherry Shirmp

Tép RC – Tép đỏ – Red Cherry Shrimp

Tép RC (Red Cherry Shrimp) – Tép đỏ là loại tép cảnh thường được nuôi trong các hồ thủy sinh. Với màu sắc đỏ tự nhiên từ đậm cho tới khoang đỏ trắng nhìn rất bắt mắt, tép RC đã trở thành một loài tép kiểng khá thông dụng ở Việt Nam. Với sức sống khá mạnh mẽ ở môi trường thủy sinh, tép RC chịu được nhiệt độ từ 14 – 30 độ C, pH từ 6.2 đến 8.0, tép RC rất thích hợp cho những người bắt đầu tập tành nuôi tép trong thế giới thủy sinh.

Tép RC – Tép Đỏ – Red Cherry Shrimp

Tên khoa học của tép RC: Neocaridina heteropoda

Tên thông dụng: Tép RC – Tép Đỏ – Tép Red Cherry

Xuất xứ: Taiwan

pH cho tép RC: 6.2 – 8.0

Nhiệt độ: 14 – 30 oC. (thường thì từ 24-28 thì tốt cho tép RC nhất)

Đời sống: 1 – 2 năm

Thời gian mang thai tép RC: 30 ngày

Kích thước: tép RC trưởng thành có kích thước từ 2 – 4 cm

Tép RC thường được nuôi trong các hồ thủy sinh có rêu, chúng thường ăn những vi sinh vật, rêu tảo bám trên lá cây mà không hại đến lá. Màu sắc của tép RC phụ thuộc vào nguồn thức ăn, con giống và màu sắc của nền hồ. Nếu nền hồ của bạn màu trắng sáng thì cường độ màu sắc của tép cũng nhạt đi và ngược lại.

Tép RC thường được nuôi trong hồ thủy sinh có rêu

Hành vi của tép RC

Tép RC thường hoạt động suốt cả ngày, chúng tìm thức ăn ở khắp mọi nơi trong hồ thủy sinh. Khi lớn lên tép RC sẽ lột xác theo định kỳ và lúc đó chúng ta sẽ thấy những lớp vỏ màu trắng nằm rơi rớt trong hồ. Khi tép RC mái mang thai, chúng sẽ ôm trứng dưới bụng và núp trong các lùm rêu, gốc cây hay các hóc đá v.v……… nếu tép RC cảm thấy có mối đe dọa khác trong hồ thủy sinh, chúng sẻ không ôm trứng nữa và bỏ trứng ra khỏi người. Vì vậy tép RC cần sự ổn định về nguồn nước trong hồ thủy sinh và thường ít khi nuôi chung được với bất kỳ con cá nào.

Hành vi của tép RC

 Chăm sóc tép RC

Tép RC rất dễ nuôi, chỉ cần giữ ổn định nguồn nước và nhiệt độ hồ thủy sinh theo yêu cầu. Hạn chế nuôi chung với loài cá khác, muốn nuôi chung với tép khác thì hãy nghiên cứu trước. Ngoài ra lắp 1 hệ thống lọc sẵn sẽ giúp nguồn nước luôn sạch và tạo điều kiện tốt cho tép RC sống khỏe mạnh.

Chăm sóc tép RC

Thức ăn của tép RC

Tép RC là loài ăn tạp, chúng có thể ăn thức ăn thông thường cho cá. Ngoài ra nên bổ sung tảo để giúp tép RC có thể đỏ hơn. Bạn có thể dùng lá tầm , rau luộc để tạo nguồn thức ăn cho tép RC. Hiện nay, trên thị trường có thức ăn dành riêng cho tép cảnh màu đỏSĐ3 của thủy sinh NB tại Hà Nội rất tốt cho tép bổ sung đầy đủ các acid amin, vitamin, khoáng chất cần thiết cho tép và các enzym giúp tép tổng hợp màu đỏ đẹp hơn.

Thức ăn của tép RC

Giới tính và sinh sản của tép RC

Tép RC mái thường to hơn và nhiều màu hơn con đực. Những con mái có đuôi to hơn và chúng hay có 1 vệt cam vàng trên lưng như yên ngựa, đó là dấu hiệu cho sự phát triển và con mái có thể ôm trứng sinh sản.

Chỉ cần điều kiện tốt và ổn định trong hồ thủy sinh thì tép RC rất dễ sinh sản. Tép RC ôm trứng từ 20-30 trứng và trứng nở trong vòng 2-3 tuần. Trứng của tép RC ôm dưới bụng và sẽ sậm màu hơn khi chúng chuẩn bị nở. Tép RC con khi nở ra có kích thước khoảng 1mm, chúng thường ẩn nấp trong các đám rêu, hay dưới nép lá. Bạn sẽ thấy tép RC con khi chúng lớn được vài ngày.

Giới tính tép RC

Tép RC đực có thân hình nhỏ hơn con mái

Tép RC mái ôm trứng

Các lưu ý về tép RC

Khi các bạn bắt đầu nuôi tép RC thì cần những lưu ý cơ bản sau:

– Tránh xa chất đồng trong hồ cá thủy sinh, các vật dụng bằng đồng dễ giết các sinh vật trong hồ, nhất là tép RC

– Kiểm tra pH thường xuyên theo định kỳ

– Thả nhiều nguồn tép RC khác nhau để tránh bị đồng huyết, màu sắc của tép RC sẽ đẹp hơn.

– Tép RC chỉ có thể nuôi chung với một loài tép khác và ốc khác, hạn chế nuôi tép RC chung với cá.

+ Cá nuôi chung với tép RC an toàn : Cá Otto

+ Cá gây nguy hiểm cho tép RC con: 7 màu, bút chì , cá trâm, mún, neon v.v…

+ Chóng chỉ định cá nuôi chung với tép RC: thần tiên, phượng hoàng, secam, các loài cá miệng to

Các lưu ý của tép RC

Các loại cây thủy sinh cần ít dinh dưỡng, ánh sáng

[Bạn có biết?] Các loại cây thủy sinh cho bể thủy sinh phù hợp nuôi các loại tép cảnh, tép đỏ RC, tép ong đỏ… với điều kiện ít ánh sáng, dinh dưỡng mà giúp ổn định PH nước tốt, khử độc nitrat, nitrit NH3, NH… vừa có chỗ cho tép bám vào trú ẩn…

Các loại cây thủy sinh cần ít dinh dưỡng trong bể thủy sinh

– Họ Dáy

– Họ dương sỉ

– Họ tiêu thảo

– Rau má: rau má dù, rau má hương

– cây sao nhỏ,rau thơm,rau răm…các loại cây thân đốt

– Các loại rong như: rong đuôi chó

và các loại rêu fiss,moss: xmas, rêu cá đẻ (java moss), riccia, mini fiss…

Thủy sinh NB chuyên:
– Thức ăn đặc biệt dành riêng cho tép đỏ. Mã SP: SĐ3

– Thức ăn dành cho các loại tép vàng, ong…

– Phân nước (dành cho bể thủy sinh – tép). Mã SP: N-1 và B-1

– Nước đen (dành cho bể thủy sinh, tép, cá rồng, cá cảnh, cá beta…). Mã SP: MT48

– Khử Clo siêu tốc, an toàn, tiện lợi. Mã SP:KN

– Diệt sán, diệt kí sinh trùng cho bể thủy sinh( An toàn – tiện lợi – dễ sử dụng). Đảm bảo: diệt 80-90% sán, Tép cảnh, Cá cảnh… khỏe mạnh không bị làm sao cả. Mã SP: DS-125

Tép đỏ – Tép RC mang trứng và sinh sản như thế nào

Tép Cảnh Cộng đồng · 533 người thích

Tép RC mang trứng xanh, tép rc mang trứng vàng
Tép RC mang trứng xanh, tép rc mang trứng vàng

Tép đỏ mang trứng xanh và tép đỏ mang trứng vàng
Có ý kiến cho rằng
RC thường – đỏ : hay mang trứng vàng ??
RC wine, redfire, fire: hay mang trứng xanh ??!
Có đúng thế không nhi?

Xem thêm

[Chia sẻ] Nuôi Tép thì chọn đất nền gì?

Preview:
Tép Cảnh
Community · 502 Likes

[Chia sẻ] Nói chung là nuôi tép thì tùy nguồn nước mà chọn ra loại nền phù hợp. Có 3 loại nền rẻ mà chất lượng của Việt Nam là SMekong, BonBon, RedHighland.

Đất nền dùng để trồng thủy sinh
Đất nền thủy sinh

Còn với thủy sinh, tép… thì cả 3 loại đều trồng được. Tùy theo nhu cầu trồng lâu hay bền thì chọn loại nền phù hợp.
Dinh dưỡng nhiều thì SMekong với Redhighland rất nhiều, nhưng:

-Smekong ổn định hơn cả (Smekong đc cái hạt ko vỡ với nhanh trong nước nhưng cây cối lên rất chậm, èo uột).

-Redhighland hay vỡ hạt và ra dinh dưỡng nhanh (thay nước tốn và phải xử lý rêu nâu).

-Bonbon thì giống RedHighland vậy mà dinh dưỡng nó tầm trung và PH cũng cao hơn 2 loại này.

Trồng lâu thì Smekong, còn ngắn hạn thì RedHighland (về sau châm phân nước thui). Còn tùy thuộc nền dày hay mỏng thì có phương án xử lý cho hợp. Nên có nham thạch lót nền để rễ cây có thể bám được (Có nham thạch vào trồng cây có rễ trồng rất thích luôn)

Chúc mọi người có một ngày làm việc, học tập hăng say nhé

skinbin – abv.vn
——-
ThuysinhNB shop chuyên các chế phẩm của NB: thức ăn tép đỏ, tép cảnh, khử clo, phân nước, thuốc diệt sán dành riêng cho hồ thủy sinh
tag[ ‪#‎ADS‬ ]: ‪#‎RC‬ ‪#‎TépCảnh‬ ‪#‎ThủySinhNB‬ ‪#‎ThứcĂnTép‬ ‪#‎ThủySinh‬ ‪#‎minitank‬ ‪#‎nanotank‬ ‪#‎shrimp‬ ‪#‎tank‬ ‪#‎redcherry‬ ‪#‎redCherryShrimp‬ ‪#‎TépĐỏ‬ ‪#‎FireRed‬ ‪#‎SuperRed‬ ‪#‎tree‬ ‪#‎BeeShrimp‬ ‪#‎cáBeta‬ ‪#‎cáRồng‬
‪#‎SRC‬ ‪#‎betafish‬ ‪#‎beta‬ ‪#‎fish‬ ‪#‎blackwater‬ ‪#‎arowana‬ ‪#‎cácảnh‬
http://tepcanh.blogspot.com/
https://tepcanh.wordpress.com/