Lưu trữ theo thẻ: khu nuoc be thuy sinh

Cách nuôi dưỡng tép đỏ RC sinh sản

Việc cho tép đỏtép RC sinh sản gần như rất dễ dàng khi bạn đặt riêng ra một cặp tép đực-cái trong một một chiếc hộp dưỡng trong bể thủy sinh của mình ! Nên có thêm vài cọng rong hoặc rêu nhỏ để tép bám vào…


Tuy nhiên , có một số cách sau để bạn có thể giúp lai tạo, dưỡng đẻ những con tép đỏ RC của mình:

Đầu tiên: là xác định 1 cặp giống bố mẹ tiêu chuẩn, đảm bảo các thông số nước ổn định và chuẩn bị sẵn nguồn thức ăn sạch giàu dinh dưỡng là một số điều kiện rất đơn giản của việc nuôi tép sinh sản.
Tép đỏ RC sẽ sẽ dễ sinh sản hơn ở môi trường nước có nhiệt độ ổn định khoảng 72F ( 22C ). Ngoài ra, độ pH của bạn phải ở trong phạm vi 6,5-8,0 .
Khi nuôi , tép Red Cherry của bạn sẽ cần một nguồn thức ăn dinh dưỡng phù hợp đầy đủ khoáng, vitamin: có thể cho ăn lá dâu, lá bàng khô hoặc vài lát hoa quả… Nên dùng thức ăn đặc biệt dành riêng cho tép của thủy sinh NB

Tép đỏ mẹ từ khi có trứng thì sau 3-4 tuần sẽ bắt đầu xả trứng

Cuối cùng, một phần rất quan trọng của việc nuôi tép đỏ Red Cherry nhanh sinh sản là không có động vật săn mồi (cá, ấu trùng chuồn chuồn, thủy tức) trong bể nuôi! Cách làm này cũng có thể áp dụng được hết với các loại tép cảnh khác như: tép Ong, bee, tép tiger, tép vàng, tép cam…

Liên hệ mua tép RC size baby bé 1,3-1,5cm (gen đỏ đẹp, SRC, Fired):https://www.facebook.com/TepCanhVietNam/posts/717161674982592

NHỮNG THẮC MẮC CỦA NGƯỜI MỚI CHƠI TÉP CẢNH

TỔNG HỢP NHỮNG THẮC MẮC CỦA NGƯỜI MỚI CHƠI TÉP CẢNH, TÔM CẢNH, TÔM KIỂNG, TÉP ĐỎ, TÉP RC, TÉP ONG, TÉP VÀNG…

1. Làm sao phân biệt được tép đực và tép cái?

-Khi tép trưởng thành ta có thể phân biệt như sau:
+Tép đực người thon và ốm hơn , 1 số loại như tép đỏ RC thì tép đực có màu xấu và nhạt hơn tép cái.
+Tép cái tròn trịa, mập mạp, màu sắc cũng đẹp hơn tép đực. Đến tuổi trưởng thành trên lưng có 1 vệt màu vàng giống cái yên ngựa. ( gọi là trứng lưng)

2. Tép bao nhiêu lâu thì sinh sản 1 lần?

Thời gian sinh sản của tép là khoảng 30 đến 45 ngày ( từ khi ôm trứng lưng hình yên ngựa)

3. Sao nuôi tép đã lâu mà không thấy ôm trứng?

Nếu là lần đầu ôm trứng thì bạn ko cần vội, đúng tuổi thì tép sẽ ôm trứng thôi. Đôi khi, bạn cũng nên kiểm tra đàn tép trong hồ có bị hao hụt tép đực không nhé.
Nếu đã đẻ vài lần và ko thấy ôm trứng lại thì hay xem lại môi trường nước của hồ bạn.

4. Sao hồ mình nuôi thấy rất ít tép con mặc dù tép mẹ vẫn đẻ đều đặn?

Tép con sống sót ít có thể là do các nguyên nhân sau:
– Nhiệt độ lên xuống thất thường,
– Thiếu khoáng
– Nồng độ NO3 cao
– Trong hồ nuôi có nhiều thủy tức, sán, ký sinh trùng, giun trắng…
Kiểm tra lọc xem có lực hút mạnh quá không? (ad vệ sinh lọc ở nhà thấy khá nhiều tép vẫn sống được dưới đáy lọc @.@ do sống lâu trong tối nên màu khá là nhợt nhạt)
……….
Hoặc hồ của bạn quá nhiều cây nên tép trốn sạch rồi 

5. Nhiều khi sao đột nhiên tép tôi bơi loạn xạ dù tôi ko cho bất cứ thứ gì vào hồ, hoặc trong ko khí ko có mùi lạ?

Tép bơi loạn xạ nếu loại trừ nguyên nhân bị trúng độc ra thì là do quá trình động dục hoặc tìm kiếm thức ăn.

6. Tuổi thọ của tép là bao lâu?

Tùy vào chế độ nuôi dưỡng mà tuổi thọ tép có thể từ 1,5 năm đến 2 năm. 

7. Tép lột vỏ vậy tôi có nên vớt vỏ ra ko?

Bạn cứ để vỏ trong hồ,tép sẽ tự ăn hết đó là khẩu phần bổ xung canxi cho tép của bạn.

8. Tôi có thể cắt tỉa thường xuyên cây trong hồ đc ko?

Ko có vấn đề gì nhưng phải đảm bảo rằng kéo và tay bạn phải đc rữa bằng nước sạch. Riêng cây trầu bà, ráy (anubius) hạn chế cắt tỉa vì khi bị thương cây thường tiết ra chất độc ko tốt cho tép.

9. Tôi phải cho tép ăn những gì và 1 ngày mấy lần là ổn?

Những thức ăn mà tép có thể ăn gồm các loại tự nhiên như: dưa leo, cà rốt, lá dâu,…v..v( tất cả đều phải luộc chín). Và các loại thức ăn công nghiệp dành riêng cho tép như: thức ăn SĐ3
Cho ăn 1 ngày 1 lần với lượng vừa đủ, tránh thức ăn dư thừa sẽ sinh ra sán gây hại cho tép.

10. Tép đẻ ra ấu trùng như tôm hay đẻ con, vì tôi nhìn thấy những con trắng trắng có râu bơi trong hồ?

Tép đẻ con, trứng nở thành con trong bụng tép mẹ, đến ngày sinh nó sẽ tự chui ra ngoài, mấy ngày đầu tép con rất ít di chuyển, chỉ bám vào rêu, lũa, kính…

Phải làm gì khi tép đỏ, tép RC lột vỏ ?

Tép đỏ RC lột vỏ
Tép đỏ RC lột vỏ

Tép cảnh và các động vật giáp xác có phần cơ thể được bao bọc với một bộ xương ngoài bằng kitin. Nhờ thấm canxi và vôi hóa nên lớp vỏ của chúng rất cứng cáp. Trong khi lớp vỏ là cố định còn các động vật giáp xác lớn lên theo thời gian, nên lớp vỏ này phải được thay thế định kỳ trong quá trình biến thái (từ dạng ấu trùng cho đến khi trưởng thành) hoặc đơn giản là khi chúng phát triển nhô ra ngoài lớp vỏ.

Trước khi lột xác, một con tép RC thường hấp thụ lượng canxi, khoáng từ bộ vỏ cũ, sau đó tiết ra enzyme để tách lớp vỏ cũ ra khỏi lớp da hoặc lớp biểu bì. Lớp da này sẽ được bao bọc bởi ra một lớp vỏ mới, mềm hơn và mỏng hơn so với lớp vỏ cũ.Để lớn lên, phát triển thì mỗi chú tép đỏ RC phải trải qua những quá trình lột vỏ để thoát khỏi lớp vỏ cũ cứng dần.
Khi tép lột vỏ xong thì chiếc vỏ mới màu rất nhợt nhạt và bạn cũng đừng nên vứt vỏ cũ đi vì có thể chú tép cảnh mới lột của bạn sẽ tự ăn chiếc vỏ cũ để bổ sung các chất cho chiếc vỏ mới của mình.

P/S: Bạn cũng có thể cho tép bổ sung khoáng, vitamin, thức ăn từ trái cây như carot, lá bàng…hoặc thức ăn đặc biệt dành cho tép đỏ là thức ăn tép đỏ SĐ3 của thủy sinh NB để tép nhanh lên màu đẹp, vỏ bóng, dày và khỏe mạnh hơn.
Tạo môi trường nước hợp lý ổn định PH có khoáng và vi lượng cho hồ bằng cách châm nước đen, phân nước dành cho cây thủy sinh của thủy sinh NB

Tép đỏ – Tép RC mang trứng và sinh sản như thế nào

Tép Cảnh Cộng đồng · 533 người thích

Tép RC mang trứng xanh, tép rc mang trứng vàng
Tép RC mang trứng xanh, tép rc mang trứng vàng

Tép đỏ mang trứng xanh và tép đỏ mang trứng vàng
Có ý kiến cho rằng
RC thường – đỏ : hay mang trứng vàng ??
RC wine, redfire, fire: hay mang trứng xanh ??!
Có đúng thế không nhi?

Xem thêm

DIỆT GIUN TRẮNG – sán trắng VÀ ỐC HẠI TRONG HỒ THỦY SINH

Thời gian: Bắt đầu 18h30- kết thúc 20h. Tổng thời gian xử lí là một tiếng rưỡi. Hồ thủy sinh nuôi tép có thể tích
gần 10 lít. Trong hồ nhiều ốc hại và giun trắng nên nhìn mất thẩm mĩ.
(Con sâu mà ta thường thấy nó suất hiện trong hồ thủy sinh, tên Latin của nó là “Planaria”. Chúng thuộc về phylum(sự phân loại của hệ sinh vật) Platyhelminthes (Platy= dẹp, Helminth = con sâu)cùng phylum với Sán lá gan và Sán sơ mít. Thân của chúng mềm và không có xương sống, thân dẹp từ trên xuống(dorso-ventrally) sinh sản vô tính. Hiện nay phát hiện được khoảng 25.000 loại, chúng được liệt vào nhóm Accoelomate(không có ổ bụng), và chia ra thành 4 nhóm1. Sán lá (Trematoda) như Sán lá gan(Opisothorchis viverini) Sán lá trong máu và dường ruột (Fasciolopsis buski). Người, sẽ phát hiện trong những người thích ăn thủy hải sản tươi sống. Vì ấu trùng của sán(cercaria) sinh sống trong nước
2. Sán sơ mít (Cestoda) có thân dài và dẹp có nhiều nhẫn. Từng nhẫn có khả năng phát triển sinh sản kiểu vô tính ví dụ Sán sơ mít trong heo(Taenia holium) Sán sơ mít trong bò(Taenai haginata), ấu trùng của chúng sinh sống trong cơ bắp của heo và bò.
3. Planaria (Turbellaria)4.Monogenea Vấn đề là nếu ta cho cá ăn quá nhiều sán sẽ phát triển bùng nổ làm mất hết mỹ quan của bể cá.Nếu khống chế được số lượng thì môi trường sinh thái của bể sẽ rất ổn định ,độ bền của nước sẽ được lâu hơn>cá, tép và rong sẽ khỏe. Vậy phải làm sao đây?
Bể này mình dùng diệt sán của thuysinhNB rất an toàn phù hợp với bể thủy sinh, cá, tép không bị ngộ độc)

Lưu ý: Một số bạn hay dùng thuốc tẩy giun sán cho người Fugarca hoặc 1
số sản phẩm trôi nổi khác thì liều lượng đủ để sán chết thì cũng là đủ
để tép cũng chết theo nhé.

——
tag[ #ADS ]: #RC #TépCảnh
#ThủySinhNB #ThứcĂnTép #ThủySinh #minitank #nanotank #shrimp #tank
#redcherry #redCherryShrimp #TépĐỏ #FireRed #SuperRed #tree #BeeShrimp
#cáBeta #cáRồng
#SRC #betafish #beta #fish #blackwater #arowana #cácảnh
http://tepcanh.blogspot.com/
https://tepcanh.wordpress.com/

– Toàn cảnh hồ nhìn chính diện
 – Tép đỏ đi dạo trong hồ
 – Sử dụng Diệt sán (DS-125) để diệt ốc hại và giun trắng trong hồ.
 
 – Sau vài phút, ốc bắt đầu co
người vào vỏ, giun trắng bơi loạn xạ.
– Giun trắng bắt đầu chết hàng
loạt, ốc hại cũng chết khắp hồ.
– Một tép con đang đi dạo trên đồi
rêu.
 – Nhìn từ trên xuống, xác trắng
khắp nơi.
– 1 con ốc táo đỏ đã chết vì bị
trúng thuốc.
– Tép tibee có vẻ ghiền thịt giun
trắng rồi.
– Thêm 1 tép nhỏ đang lang thang
trên đồi rêu, ngoài ốc hại, giun trắng, còn có xác của sán nữa.
– Tép vẫn bình thản đi tìm thức ăn
trong hồ như không có chuyện gì xảy ra.
 – Trong khe đá, giun trắng và sán
cũng không trốn được, xác nằm la liệt.
– Thay 90% nước, thay sau đó châm
nước mới vô như cũ, rút nước thay 90% thêm lần nữa cho sạch thuốc còn tồn dư.
Nếu nước máy thì bắt buộc phải sử dụng thuốc khử clo (K-Cl3) cấp tốc dành cho
tép cảnh để an toàn cho tép.
– Rút cạn nước
 – Nhìn từ trên xuống
 – Cho nước máy trực tiếp vô hồ,
bắt buộc châm thuốc khử clo cấp tốc (K-Cl3) để bảo đảm an toàn cho tép.
– Hồ sau khi xử lý, ốc và giun
trắng chết 90%, 10% còn trốn trong nền nên thoát được.
– Tép vẫn đi dạo trong hồ như
không có chuyện gì xảy ra.

KHỬ NƯỚC CẤP TỐC DÀNH CHO THỦY SINH

[IMG]

Giá: 40k/chai 100ml (HỒ 60-30-35cm (50lít nước) trở xuống )
Giá: 70k/chai 100ml (HỒ 70-40-45cm (100lít nước) trở lên)

Công dụng:

+ Thay 100% nước máy nhưng cá tép vẫn an toàn
+ Khử nước máy trực tiếp ngay trong hồ
(không cần phải chờ ngày có nắng để mang thau chậu phơi nước thủ công)
+ Khử kim loại nặng trong nước ngầm
+ An Toàn – Tiện Lợi – Dễ Sử Dụng

Sản Phẩm KHỬ NƯỚC CẤP TỐC đã được dùng thử trên nhiều bể thủy sinh, cá rồng, tép cảnh…của khách hàng và nhận được nhiều phản hồi, đánh giá rất tốt.
Bạn có muốn dùng thử cho bể của mình không?

Cách dùng:

+ 1 nắp/15lít (chai dành cho hồ dưới 50lít)
+ 1 nắp/50lít (chài dành cho hồ trên 100lít)

+ Cho thuốc vào vị trí trước khi châm nước mới

Số lít nước=chiều dài x rộng x cao (dm)

CLIP SỬ DỤNG SẢN PHẨM: Clip khử nước