Lưu trữ theo thẻ: tep ong de

Nuôi Tép Vàng ôm trứng trong bể thủy sinh – Yellows Shrimps

Tép vàng có cùng họ với tép đỏ red cherry vì vậy về hình dáng và kích thước giống nhau , tuy nhiên tép vàng là giống được chọn lọc và cần chăm sóc kỹ hơn tí nhưng lại mang màu sắc vàng óng rực rỡ. Vì vậy nếu bạn là người đam mê nuôi tép thì tép vàng cũng là lựa chọn tốt cho hồ thủy sinh của mình
—————————————————————————————-
➤ LIKE & ĐĂNG KÝ ĐỂ NHẬN NHỮNG CLIP MỚI NHẤT
➤ Facebook: https://www.facebook.com/TepCanhVietNam
➤ WEBSITE: https://tepcanh.com

Clip Cận cảnh tép BlueBolt mẹ xả trứng – BlueboltShirmp hatching

Cận cảnh tép BlueBolt mẹ xả trứng – BlueboltShirmp hatching

Tép ong Bluebolt thuộc dòng tép ong và các loại tép cảnh nói chung, từ lúc mang trứng đến lúc xả trứng khoảng 3-4 tuần, mỗi lần từ 10-20 trứng
Điều kiện pH tốt nhất trong khoảng 6.0 – 7.0, nước mềm và acid nhẹ,
Nhiệt độ từ 22 đến 25ºC

*Trong chùm trứng đã có 1 chú tép con sắp ra đời
*Tép mẹ đã có cảm giác nên dùng chân chèo gãi tép con ra khỏi bụng.
*Chú tép con đã được xả ra, rất bé khoảng 0,1-0,2cm
(Cấp tiến hóa của tép ong Bluebolt và các loại tép cảnh nước ngọt thuộc bậc cao nên thưởng là tép con chứ không phải là ấu trùng
như các loại tép nước lợ, mặn)
*Tép con vừa mới ra đời chưa có màu
(màu sẽ xuất hiện khi tép bắt đầu hấp thụ trong thức ăn để sinh ra các sắc tố tạo màu trên vỏ)

Theo bản năng sinh tồn chúng sẽ tìm kiếm nơi trú ẩn an toàn nhất cho mình.

 

Giới thiệu tép cảnh – Tép Tiger và các biến thể

Tép Tiger hay còn gọi là tép Cọp là một loài Tép Cảnh bắt nguồn từ hoang đã được tìm thấy trong nguồn nước sạch và giàu oxi ở khắp các con suối ở Trung Quốc, dễ dàang nhận ra với các sọc mảnh giống da hổ mỏng dọc theo cơ thể của nó. Tép Tiger biết đến trong một vài biến thể, bao gồm cả Super Tiger (sọc lớn hơn), Red Tiger, Blue / Black Tiger Orange Eyes (đen/xanh mắt cam – đột biến trong bể lai tạo).

Đặc điểm:

  • Tên khoa học: Caridina cantonensis sp.Tiger
  • Tên thông thường: Tép Tiger, tép Cọp, tép vằn
  • Xuất xứ: Trung Quốc
  • pH: 6,6-7,4
  • Nhiệt độ: 64-74 ° F
  • TDS: 80-220
  • KH: 0-8
  • GH: 6-10
  • Chiều dài tối đa: 3-5cm
  • Khả năng sinh sản: Trung bình
  • Khó khăn: vừa phải (không dễ)

5bc56-tiger
Nuôi dưỡng tép trong bể thủy sinh:

Trong hồ thủy sinh, nên nuôi dưỡng một bể có môi trường nước ổn định và giàu Oxi trồng rêu hoặc thực vật như Riccia sẽ cung cấp thức ăn tự nhiên cho chúng với các lớp màng sinh học, tảo cho chúng ăn. Tuy nhiên, cũng cần phải được cung cấp thức ăn thường xuyên như tấm tảo, thức ăn đặc biệt dành cho tép cảnh, thức ăn đặc biệt dành cho tép cảnh SD4…hoặc các loại rau, củ quả như bí xanh rau chân vịt bina.

Tép Tiger là một tép cảnh nhỏ và nhút nhát nhưng sẽ chăm chỉ hoạt động hơn khi nuôi với một đàn lớn từ 20 con trở lên. Tuy nhiên tốt nhất là không nuôi cùng với bất kỳ các loại tép cảnh khác của chi Caridina (tép ong và các biến thể của tép ong) trừ khi cố gắng để lai tạo. Tép Tiger có thể lai tạo với các loại tép ong đỏ, ong đen, PRL, kingkong, panda…con lai của chúng được gọi là tép Tibee (con lai của chúng được thừa hưởng các đặc tính tốt của tép Tiger: sức chịu đựng khỏe với môi trường nước và cơ thể lớn) và là nguyên liệu chính để lai tạo loài tép Pinto đắt tiền.

Tép Tibee. Con lai của tép ong và tép Tiger, con lai của chúng được thừa hưởng các đặc tính tốt của tép Tiger: sức chịu đựng khỏe với môi trường nước và cơ thể lớn
Tép Tibee. Con lai của tép ong và tép Tiger, con lai của chúng được thừa hưởng các đặc tính tốt của tép Tiger: sức chịu đựng khỏe với môi trường nước và cơ thể lớn

Nó có thể được nuôi cùng với họ Neocaridinas (tép màu phổ biến như: tép đỏ RC, vàng, rili…) các giống Tép Cảnh khác bên ngoài của chi Caridina. Chúng có thể được nuôi dưỡng bể thủy sinh có cá mặc dù tốt nhất là không nên nuôi cùng với các loài cá hung dữ hoặc nhanh nhẹn.

Phân loại biến thể của tép Tiger
Tép Tiger có thể được phân biệt với Super Tigers khá dễ dàng. Siêu Tigers biểu hiện vằn dày hơn, đầu đuôi màu vàng đến cam nhiều màu sắc. Có rất nhiều biến thể của Catonensis sp. Tiger.
Đây là danh sách của một số các biến thể:
Tép Tiger, những cá thể đẹp là cá thể có sọc đen to đậm, chót đuôi và đầu có màu vàng nhạt.
Tép Super Tiger Shrimp, những cá thể đẹp là cá thể có sọc đen to đậm rõ ràng, chót đuôi và đầu có màu vàng nhạt.
Tép Tiger xanh (Blue Tiger), được lai tạo và lựa chọn từ các cá thể tép Tiger có ánh xanh trên cơ thể. Những con tép có màu xanh và có mắt màu xanh (oranger eyes) có giá trị nhất. Tép Blue tiger được dùng để lựa chọn lai tạo ra tép Black Tiger.
Tép Tiger xanh (Blue Tiger), được lai tạo và lựa chọn từ các cá thể tép Tiger có ánh xanh trên cơ thể. Những con tép có màu xanh và có mắt màu xanh (Oranger Eyes) có giá trị nhất. Tép Blue tiger được dùng để lựa chọn lai tạo ra tép Black Tiger.

Tép Tiger Vàng (Yellow Tiger) hay còn gọi là Tangerine Tiger là dòng tép được sử dụng nhiều nhất để lai tạo với tép ong. Con lai F1 của chúng được gọi là Tangtibee

Tép Tiger Vàng (Yellow Tiger) hay còn gọi là Tangerine Tiger là dòng tép được sử dụng nhiều nhất để lai tạo với tép ong. Con lai F1 của chúng được gọi là Tangtibee

 

Tép Tiger đen (Black Tiger). Dòng đột biến hiếm được lai tạo chọn lọc từ tép Tiger Blue để màu đen trội hơn
Tép Tiger đen (Black Tiger). Dòng đột biến hiếm được lai tạo chọn lọc từ tép Tiger Blue để màu đen trội hơn
Tép Tiger đỏ (red Tiger)
Tép Tiger đỏ (red Tiger)

Liên hệ mua thức ăn giúp lên màu, đẻ nhiều dành cho tép cảnh. Thuốc diệt sán, giun cho hồ thủy sinh … các chế phẩm của thuysinh NB tại Hà Nội.

Hướng dẫn setup và bán các loại tép cảnh tại Việt Nam.
Liên Hệ: 0979.198.510 (a.Hưng)

Nguồn gốc và Phân loại tép cảnh Pinto Bee

Cách lai tạo tép pinto: Sử dụng những con tép ong Tibee (con lai của tép tiger với tép ong) đời F5, F6 rồi lai tạo với tép ong đài loan TWB (kingkong, panda, winred, Bluebolt) để cho ra được những con tép Pinto.

Mua tép cảnh ở đâu? Thực ra hoàn toàn bạn có thể lai tạo được chúng nếu như có đầy đủ nguồn gen tép ong cần thiết
Có rất nhiều sự nhầm lẫn và hiểu sai về sự khác nhau giữa Pinto Đài Loan và Pinto Đức. Hai loại này hoàn toàn hoàn toàn khác nhau. 1 con pinto Đức sẽ không phải là 1 con Pinto Đài loan và ngược lại. Tôi muốn chia sẻ sự khác biệt này và nguồn gốc của 2 dòng tép Pinto này.
Pinto được phân loại thành 2 loại khác nhau dưới tên gọi Pinto Đức và Pinto Đài Loan.

German Pinto
“Pinto Đức” được lai tạo ra vào khoảng năm 2011bởi một người nuôi ở Đức tên là  Astrid Webber.  Hai biến thể chủ yếu do  Astrid Webber lai tạo ra là :

1) Đen hoặc đỏ với sọc trắng từ đầu đến đuôi

2) Có chấm ở trên đầu ( Bông)

Những loài này nhanh chóng được phổ biến ở thị trường tép cảnh châu Á sau khi nó lần đầu tiên được mang đến Nhật, và sau đó là Đài Loan. Người nuôi Đài Loan nhanh chóng nắm lấy cơ hội và tiến hành lai tạo ồ ạt. Để định giá bán lẻ, những loại tép Pinto này được phân loại như sau.

* Zebra German Pinto
Loại tép này được phân loại theo số lượng sọc và khoảng cách các sọc trên lưng tép. Loại có 6 sọc đều trên lưng và không có chấm trên thân được xem là hoàn hảo nhất và có giá trị rất cao. Loại ít sọc hơn và không đều sẽ có giá rẻ hơn.


•Spotted head mosura German Pinto ( Pinto đầu bông)
Loại này được phân hạng đầu tiên ở nếu toàn thân không bị lem ( Clean white body). Bất kì chấm nào nào trên thân ( bị lem) đều bị coi là không hoàn hảo. Thứ đến là số lượng chấm trên đầu, con pinto tối đa 10 chấm được coi là hoàn hảo. Và cuối cùng là chấm trên đầu to như thế nào.

Như vậy, nếu bạn sở hữu 1 con pinto clean body, 10 chấm trên đầu và chấm to thì bạn đang sở hữu con tép pinto mắc nhất quả đất rồi đấy!

Một số tên gọi các kiểu chấm ở con tép Pinto Đức

Tính đến nay, những con tép này vẫn được gọi là Pinto Đức như một sự thể hiện sự tôn trọng đối với người đã lai tạo ra chúng cho dù chúng được nuôi nhiều ở Đài Loan. “Pinto Đức” mặc dù không ra thuần, tuy nhiên nó có thể ra giống đến 90% hình thể của các dòng Pinto Đức, nhưng ngay cả khi như vậy, hình thể của chúng cũng không thể ổn định( nghĩa là đời f1 có thể ra không giống với hình thể của bố mẹ). Và cũng không thể ra thuần đối với các dòng này vì bộ gen phức tạp được trao đổi chéo ở các thế hệ trước.

Taiwan Pinto
“Pinto Đài Loan” nổi lên vào năm 2012 sau cơn sốt của Pinto Đức. “Taiwan Pinto” bắt đầu được lai ra sau khi một số người nuôi tép có kinh nghiệm lai tạo ở Đài Loan nhìn thấy được sự thành công của “Pinto Đức”.  Kiểu hình khác biệt duy  nhất của Pinto Đài Loan là sọc vằn tiger trên thân tép.


Những con tép này đã trở nên phổ biến ở Nhật, và người Nhật gọi đó là con Nanacy (Nanashi) Pinto, phân hạng của dòng này đã nhanh chóng được nhận diện. Kiểu hình chính là có bao nhiêu sọc vằn tiger ở gần đuôi, càng nhiều sọc vằn, nó càng được coi là hoàn hảo, giá trị con tép càng cao. Những sọc đó phải được cách rời, và càng gần về phía đuôi. Thứ hai, những con tép này có chấm ở trên đầu, 1 con tép với rất nhiều chấm nhỏ ở trên đầu được gọi là con Galaxy Pinto ở Đài Loan.

Có một vài loài đột biến của Đài Loan Pinto khá phổ biến ở Nhật. Loài đột biến này  là Fishbone Pinto ( Xương cá) và Skunk Pinto ( Đầu sọc) là biến thể cao cấp hơn của Taiwan Pinto. Dần dần, các người nuôi tép đã bắt đầu tích hợp các kiểu hình khác nhau của Taiwan Pinto lên trên một cá thể. Tất cả các loại tép này được nhân giống ra chỉ với bộ gene của Pinto Đài Loan.

Skunk


Tóm lại, một con “German Pinto” sẽ không sinh ra kiểu hình của “Taiwan Pinto” và ngược lại. Với tất cả các dòng tép Pinto, chúng đều không thể ra dòng thuần ( có kiểu hình giống bố hoặc mẹ 100%). Kiểu hình ra giống bố hoặc mẹ chỉ là 85% và 15% ra các kiểu hình khác không có giá trị như Pinto.

Pinto ra thị trường có giá từ 50SGD đến 1000SGD tùy theo phân loại kiểu hình và màu sắc. 1 con “German Pinto” hay “Taiwan Pinto” được bán đều khác nhau về kiểu hình và không nhất thiết phải là xuất xứ từ Đức hay Đài Loan. Pinto Đức hay Pinto Đài Loan đơn thuần chỉ là tên gọi chung của dòng Pinto.

Ở Việt Nam, người nuôi cũng đã tiếp cận được nhiều với con Pinto và cũng khá nhiều người nuôi thành công nên giá có thể rẻ hơn, dao động từ 500.000 VNĐ – 3.500.000 VNĐ và cũng dựa vào phân hạng như trên để xác định giá cả.

Và nếu kiên trì lai tạo, một ngày nào đó các bạn sẽ có được những con Pinto đẹp và đắt giá.

Cảm ơn các bạn đã đọc.

Liên hệ mua thức ăn giúp lên màu, đẻ nhiều dành cho tép cảnh thuốc diệt sán, giun cho hồ thủy sinh tại Hà Nội.  Hướng dẫn setup và bán các loại tép cảnh tại Việt Nam,
Liên Hệ: 0979.198.510

[Bạn có biết] Người ta đã chụp ảnh tép cảnh như thế nào?!

 

Rất nhiều bạn đã hỏi Tép Cảnh là tại sao những chú tép mình mua ở các shop, tiệm bán về lại không đẹp như trong hình, không được đẹp như ảnh? Màu sắc không được rực rỡ…
Hãy cùng Tép Cảnh khám phá một studio của anh chàng đam mê tép cảnh người Thụy Điển Arek Karlsson đã đầu tư hẳn một studio nho nhỏ để chụp cho những chú tép của mình nhé.

Một studio nho nhỏ của Arek Karlsson bao gồm:

– Máy ảnh chuyên nghiệp (DLSR), trong hình là Canon EOS 7D + Ống kính (lens) Tamron hỗ trợ lấy nét tốt hơn.
– Một chiếc box nhỏ 10x10cm (hoặc 15×15) để làm sân khấu trình diễn của những chú tép, được che kín các mặt (trừ chỗ chụp). Box được gắn với đế để chống rung động.

– Đèn flash được chế lại gắn vào trên nóc bể đánh hắt xuống.

– Dàn đèn led phía trước để đánh tạo màu

Chân dài tép ong Shadow Panda tiền triệu @.@!

Chân dài PRL Morusa của anh chàng người Thụy Điển


OEBT – Orange eyes blue tiger: Chân dài nổi đình nổi đám cái tên Hổ xanh mắt cam.

Có thể nói ánh sáng là rất quan trọng trong việc chụp tép và ngắm tép, dưới ánh sáng yếu lạnh màu tép Shadow Red có vẻ nhạt hơn nhỉ?


Thử với chút ánh sáng ấm xem nào? Màu đỏ có vẻ đúng chất “Shadow” rồi đấy. Có lẽ màu sáng ấm hợp với các tép có màu ấm như: đỏ, vàng, cam… nhưng với tép ong thì làm phần sứ sẽ hơi ám vàng không muốt nữa.
Tổng kết lại là: do mắt chúng ta và túi tiền đầu tư đèn thôi
.

Nhưng với các dòng tép có màu lạnh hoặc đen: như Aura Blue, Black Chocolate, Golden Bolt, Blue Bolt, … thì ngược lại, chúng sẽ tươi tắn hơn nhiều

Bố cục sân khấu đơn giản là cát trắng vài tấm lá mục một ít sỏi tối màu, nước là lấy từ hồ của bể tép đấy.
Cũng không thể thiếu thức ăn nếu chụp bữa yến tiệc hấp dẫn này của các chân dài.

Một chú tép Rili vàng đang ngẩn ngơ.

Photo by: Arek Karlsson

Thanks,

Hướng dẫn kinh nghiệm nuôi một số loại tép cảnh tại Việt Nam

Dòng tép dành cho những người mới bắt đầu (các loại tép màu Chi giống  Neocaridina Shrimp) 1.Tép đỏ, tép RC, Red cherry, tép anh đào, tép Sakura: dễ nuôi, nuôi trong chậu kiểng cũng sống và đẻ nhiều và nhanh nếu thích nghi nước. Muốn đỏ đẹp thì cho ăn lá dâu và nuôi bằng chất nền màu đen, không cần thêm khoáng vì khoáng trong nguồn nước là đủ. Không cần quạt nếu dưới 30 độ 2. Tép vàng, tép vàng sọc neon: Dễ nuôi như tép RC, không nên nuôi nền trộn vì 1 thời gian tép sẽ chết lai rai. Tốt nhất nên sử dụng nền chuyên chơi tép (cũ cũng được) là lựa chọn của mình. Có sủi khí oxy tép sẽ khoẻ hơn, châm thêm khoáng cho tép lột vỏ, nếu thiếu khoáng sẽ die từ từ. Nhiệt độ thích hợp phải từ 28 trở xuống mới nhanh ôm trứng . Một số con khi cho ăn lá dâu thì có thể chuyển qua xanh lá. 3. Tép Rili (các loại màu):  Rất dễ nên nuôi nền công nghiệp, cũ cũng được. Không cần châm thêm khoáng, nuôi giống các loại trên. 4. Tép cam Sakura: Dễ nuôi giống như tép vàng, cho ăn lá dâu màu sẽ đẹp. 5. Tép  Pumpkin bí đỏ, bí xanh, bí vàng… Là loại tép được đột biến từ con tép vàng và con xanh dương. Rất đẹp, nuôi gống như các loại trên.

6. Tép xanh dương (có người gọi là tép Blue pearl). Nuôi như tép  RC lên màu đẹp hay ko là tuỳ vào chế độ ăn. Mới đem về sẽ chưa thấy được vẻ đẹp của loài này. muốn màu đẹp thì cho ăn lá dâu,cà rốt,dưa leo… Các loại tép như: Chocolate, Aura Blue, Snowball,… cũng có cách nuôi tương tự. Dòng tép cao cấp dành cho những người chơi chuyên nghiệp (các loại tép thuộc chi giống Cardinia Shrimp )

6. Tép ong đỏ: Nên sử dụng các nền chuyên dụng đã ổn định để giảm bớt dinh dưỡng và Nitrat trong bể  như ADA cũ, Gex cũ, Benibachi cũ, vật liệu lọc chỉ có bông lọc, nếu đầu tư thì sử dụng các vật liệu lọc cao cấp như gốm lọc, bio…, Nhiệt độ là quan trọng nhất từ 23 đến 24 tép sẽ ôm trứng nhiều . Muốn tép màu đẹp thì cho ăn lá dâu và châm khoáng đều. Quan trọng nhất là đảm bảo môi trường nước ổn định PH 5,5-7,5, TDS 120-250. Nước nên giàu oxi (có thể bổ sung lọc sủi bio trong bể), nền phải thoáng

7. Tép Ong đen: nuôi y hệt ong đỏ ,khó đẻ hơn ong đỏ, nhưng sống dai hơn.

8. Các loại đột biến khác của tép ong: Nuôi như tép ong nhưng đảm bảo chất lượng nước đảm bảo ổn định cao, tránh cho tay vào hồ gây động nền,…

9. Các loại tép  Sulawesi: Yêu cầu nước ổn định giống tép ong, nên nuôi thành đàn lớn vì tép rất hay trốn. Tép chỉ thích ăn các loại thức ăn bám sẵn trong hồ như tảo, rêu… độ khoáng từ 250 đến ngoài 300. PH phải hơn 8. Nhiệt độ bình thường, ở miền Bắc thì mùa đông phải có sưởi  để nhiệt độ ổn định trên 26 độ.

10. Tép  Blue tiger và Tiger các loại: Nuôi gần giống tép vàng, nhưng cần nhiều Oxy hơn, nên bắt buộc phải xục khí Oxy liên tục tép mới khoẻ và ít chết, cái quan trong nữa là nhiệt độ phải dưới 28. và trên 25.

11. Tép ong huế nuôi giống Blue tiger vì mình nuôi 2 loại chung mà. Muốn mau sinh sản thì nuôi nhiệt độ giống tép ong. bạn sẽ khó phân biệt đc ong huế f3 với ong đen nếu so sánh màu trắng của nó.   Thức ăn chung: Thức ăn chính: thức ăn dành cho tép cảnh (có thành phần đạm động vật) Thức ăn bổ trợ: viên tảo, cà rốt,dưa leo, lá dâu…..lâu lâu bổ sung rêu hại. Muốn mau lớn thì cho ăn nhiều, nhưng ăn xong thì hút ra chứ ko sẽ bị sán và ô nhiễm nước. 1 tuần thay 10% nước, thay bằng nước máy trực tiếp (nếu nguồn nước không bị ô nhiễm) * Nếu bể bị dính nhang muỗi,thuốc xịt muỗi, tép bị ngộ độc sẽ có hiện tượng chạy vòng vòng,chui vào 1 góc, bơi lên rồi rơi xuống.ngay lập tức xục khí oxy và thay nước liên tục (thay 80% nước bể và từ từ) và châm vi sinh giải độc.