Lưu trữ theo thẻ: ca rong

Clip Cận cảnh tép BlueBolt mẹ xả trứng – BlueboltShirmp hatching

Cận cảnh tép BlueBolt mẹ xả trứng – BlueboltShirmp hatching

Tép ong Bluebolt thuộc dòng tép ong và các loại tép cảnh nói chung, từ lúc mang trứng đến lúc xả trứng khoảng 3-4 tuần, mỗi lần từ 10-20 trứng
Điều kiện pH tốt nhất trong khoảng 6.0 – 7.0, nước mềm và acid nhẹ,
Nhiệt độ từ 22 đến 25ºC

*Trong chùm trứng đã có 1 chú tép con sắp ra đời
*Tép mẹ đã có cảm giác nên dùng chân chèo gãi tép con ra khỏi bụng.
*Chú tép con đã được xả ra, rất bé khoảng 0,1-0,2cm
(Cấp tiến hóa của tép ong Bluebolt và các loại tép cảnh nước ngọt thuộc bậc cao nên thưởng là tép con chứ không phải là ấu trùng
như các loại tép nước lợ, mặn)
*Tép con vừa mới ra đời chưa có màu
(màu sẽ xuất hiện khi tép bắt đầu hấp thụ trong thức ăn để sinh ra các sắc tố tạo màu trên vỏ)

Theo bản năng sinh tồn chúng sẽ tìm kiếm nơi trú ẩn an toàn nhất cho mình.

 

Hướng dẫn chạy vi sinh đúng cách cho hồ tép cảnh và thủy sinh

Tất cả các bể tép đều phải được TẠO VI SINH trước khi thả tép để đảm bảo cho sự sống, bất kể là dung tích bể bao nhiêu, và chúng ta không thể làm được việc đó nếu không có 1 hệ thống lọc đủ để xử lý các chất thải độc hại và loại bỏ chúng đi. Và vấn đề của người chơi là không biết được rằng họ đang TẠO VI SINH CHO HỒ TÉP VÀ THỦY SINH đúng cách hay chưa và nó có thực sự hiệu quả không.

Nitrogen Cycle

Quá trình tuần hoàn Nitrogen

Hình trên mô tả hệ thống tuần hoàn Nitrogen, các bạn có thể nhìn thấy ammonia(NH4) được sản sinh ra từ phân cá tép và lá cây mục rữa, sau đó ammonia (NH3) được chuyển hóa thành thành Nitrit (NO2) bên trong hệ thống lọc của bạn và chuyển hóa thành Nitrat (NO3) bằng một số chủng vi sinh khác nhau. Và hãy nhớ rằng cây mục rữa, thức ăn thừa, xác động vật chết đều sản sinh ra NH3.

VẬY CHU TRÌNH TUẦN HOÀN VI SINH CYCLE LÀ GÌ?

Việc TẠO CHU TRÌNH VI SINH hồ tép, bể thủy sinh không phải là bạn đổ nước vào và chờ vài tuần. Việc tạo vi sinh đúng cách rất quan trọng, vì môi trường hồ là môi trường nước tù, nó khác xa với môi trường của các con tép trong tự nhiên. Trong môi trường thiên nhiên, con tép không bao giờ lo lắng ammonia hay Nitrit ( 2 chất độc hại gây chết tép ngay cho dù là hàm lượng thấp) vì dòng nước luôn chảy và dung tích nước là lớn hơn rất nhiều so với môi trường bể nuôi. Tạo vi sinh cho hồ đúng cách sẽ giúp bạn hạn chế việc tép chết không mong muốn và duy trì sự sống trong môi trường nhân tạo.

Có 2 chủng vi sính chính trong chu trình chuyển hóa Ni tơ là Nitrosomonas , có nhiệm vụ chuyển hóa NH3 thành NO2 và một số chủng vi khuẩn khác như Nitrobacter có nhiệm vụ ôxy hóa nitrit thành nitrat (NO3-). Việc biến đổi nitrit thành nitrat là một quá trình quan trọng vì sự tích tụ của nitrit hay quá dư thừa sẽ gây ngộ độc cho tép dẫn đến hiện tượng tép chết lai rai.

Họ vi khuẩn Nitrosomonas

Bộ lọc chính là trái tim của hồ nuôi, không có nó tép sẽ chết. Và để phát triển vi sinh, bạn cần phải sử dụng đúng những loại vật liệu lọc cần thiết, là giá thể cho các chủng vi sinh sống và phát triển. Trong môi trường thiếu oxy các vi khuẩn khử nitrat sẽ tách oxy từ nitrat cho quá trình oxy hóa các chất hữu cơ.

Lọc ngoài Eheim pro 3E 2078 và các tầng vật liệu lọc bên trong của nó

Sự có mặt của oxy có thể gây ức chế quá trình khử nitrat. Chính vì vậy việc lựa chọn vật liệu lọc phù hợp có thể đảm bảo hoàn thành chu trình chuyển hóa Ni tơ là hết sức quan trọng đối với hồ tép. Ở đây, 2 loại vật liệu lọc mà tôi đã dùng quen và cảm thấy ưng ý là Eheim Subtrast ProSeachem Matrix, đơn giản là vì 2 loại vật liệu này có những bề mặt lớn cho vi sinh hiếu khí và những lỗ rỗng nhỏ đến mức dòng nước không thể xuyên qua, nơi trú ngụ cho những vi sinh kị khí.

Tất nhiên, các loại vật liệu lọc khác đáp ứng được nhu cầu làm giá thể vi sinh cũng không phải là lựa chọn tồi. Một vấn đề nữa, dòng chảy tạo ra oxy, vi sinh hiếu khí cần chúng để phát triền mạnh, vì vậy hãy lưu ý đến dòng chảy của lọc. Kích hoạt hệ vi sinh hoàn chỉnh cho một hệ thống lọc mới được gọi là QUÁ TRÌNH TUẦN HOÀN CYCLE.

Một hồ đang chạy vi sinh

Khi tép ăn và thải phân, Ammonia ( NH3,NH4) sẽ sản sinh, trong một bể tép được cycle đúng cách, các chủng vi sinh Nitrat hóa sẽ hoạt động mạnh và chuyển hóa NH3 thành NO2 và sau đó chuyển hóa tiếp thành NO3 và sẽ được khử bởi các vi sinh kị khí hoặc trở thành phân bón cho cây trồng trong hồ nuôi.

LÀM SAO ĐỂ TẠO CHU TRÌNH TUẦN HOÀN NITRO ĐÚNG CÁCH?

Với những vấn đề đã được nêu ở trên, tôi hy vọng sẽ giúp được các bạn hiểu đúng về khởi tạo vi sinh. Như vậy muốn bắt đầu khởi tạo hệ vi sinh, chúng ta phải tạo ra NH3 trong 1 hồ nước mới! Không có NH3, chu kì khởi tạo vi sinh sẽ bị khiếm khuyết. Sau khi set hồ, bằng mọi cách hãy tạo ra Ammonia 1 cách nhanh nhất có thể bằng cách bỏ thức ăn có nguồn gốc động vật, lá cây mục rữa hoặc thả cá thuộc dạng ị nhiều hoặc dễ chết. Đừng lo lắng là nước hồ của bạn bị dơ, vì mục tiêu đầu tiên là làm dơ nước hồ. Sủi oxy mạnh, vì điều đó sẽ kích thích vi sinh hiếu khí phát triển, bạn cũng có thể châm thêm nước đen (Black waters) để kích thích hệ vi sinh phát triển nhanh hơn.

Bộ test nước là hóa chất có hiển thị bằng màu nên rất chuẩn

Hãy kiểm tra bằng các bộ test nồng độ NH4/NH3 để biết được hồ mình “dơ” đến cỡ nào.Sau khi hồ đã có NH3, chúng ta có thể bổ sung vi sinh( nếu trong quá trình set hồ bạn không châm vi sinh), và dùng bộ đo NO2, NO3 để kiểm tra quá trình cycle đến đâu. Trong suốt quá trình cycle, nếu bạn là 1 người mới, bạn phải thường xuyên kiểm tra các chỉ tiêu này. Đến khi nào các chỉ tiêu đều ở mức đẹp nhất ( về 0), quá trình CYCLE kết thúc và cũng đừng chủ quan nếu như đo các thông số Nitro đều thấp, có thể bạn đang bị thiếu sót ở 1 chu trình nào đó, hãy đo nó trong vài ngày liên tiếp trước khi thả tép. Kết thúc quá trình cycle, hồ của bạn sẽ hình thành cái gọi là Bacter Layer ( Màng vi sinh), bạn không cần phải thay nước vì nước của bạn đã thực sự “sạch” lắm rồi!

Hãy bắt đầu nuôi tép với việc tạo vi sinh đúng cách nhé.

—————

DIỆT GIUN TRẮNG – sán trắng VÀ ỐC HẠI TRONG HỒ THỦY SINH

Thời gian: Bắt đầu 18h30- kết thúc 20h. Tổng thời gian xử lí là một tiếng rưỡi. Hồ thủy sinh nuôi tép có thể tích
gần 10 lít. Trong hồ nhiều ốc hại và giun trắng nên nhìn mất thẩm mĩ.
(Con sâu mà ta thường thấy nó suất hiện trong hồ thủy sinh, tên Latin của nó là “Planaria”. Chúng thuộc về phylum(sự phân loại của hệ sinh vật) Platyhelminthes (Platy= dẹp, Helminth = con sâu)cùng phylum với Sán lá gan và Sán sơ mít. Thân của chúng mềm và không có xương sống, thân dẹp từ trên xuống(dorso-ventrally) sinh sản vô tính. Hiện nay phát hiện được khoảng 25.000 loại, chúng được liệt vào nhóm Accoelomate(không có ổ bụng), và chia ra thành 4 nhóm1. Sán lá (Trematoda) như Sán lá gan(Opisothorchis viverini) Sán lá trong máu và dường ruột (Fasciolopsis buski). Người, sẽ phát hiện trong những người thích ăn thủy hải sản tươi sống. Vì ấu trùng của sán(cercaria) sinh sống trong nước
2. Sán sơ mít (Cestoda) có thân dài và dẹp có nhiều nhẫn. Từng nhẫn có khả năng phát triển sinh sản kiểu vô tính ví dụ Sán sơ mít trong heo(Taenia holium) Sán sơ mít trong bò(Taenai haginata), ấu trùng của chúng sinh sống trong cơ bắp của heo và bò.
3. Planaria (Turbellaria)4.Monogenea Vấn đề là nếu ta cho cá ăn quá nhiều sán sẽ phát triển bùng nổ làm mất hết mỹ quan của bể cá.Nếu khống chế được số lượng thì môi trường sinh thái của bể sẽ rất ổn định ,độ bền của nước sẽ được lâu hơn>cá, tép và rong sẽ khỏe. Vậy phải làm sao đây?
Bể này mình dùng diệt sán của thuysinhNB rất an toàn phù hợp với bể thủy sinh, cá, tép không bị ngộ độc)

Lưu ý: Một số bạn hay dùng thuốc tẩy giun sán cho người Fugarca hoặc 1
số sản phẩm trôi nổi khác thì liều lượng đủ để sán chết thì cũng là đủ
để tép cũng chết theo nhé.

——
tag[ #ADS ]: #RC #TépCảnh
#ThủySinhNB #ThứcĂnTép #ThủySinh #minitank #nanotank #shrimp #tank
#redcherry #redCherryShrimp #TépĐỏ #FireRed #SuperRed #tree #BeeShrimp
#cáBeta #cáRồng
#SRC #betafish #beta #fish #blackwater #arowana #cácảnh
http://tepcanh.blogspot.com/
https://tepcanh.wordpress.com/

– Toàn cảnh hồ nhìn chính diện
 – Tép đỏ đi dạo trong hồ
 – Sử dụng Diệt sán (DS-125) để diệt ốc hại và giun trắng trong hồ.
 
 – Sau vài phút, ốc bắt đầu co
người vào vỏ, giun trắng bơi loạn xạ.
– Giun trắng bắt đầu chết hàng
loạt, ốc hại cũng chết khắp hồ.
– Một tép con đang đi dạo trên đồi
rêu.
 – Nhìn từ trên xuống, xác trắng
khắp nơi.
– 1 con ốc táo đỏ đã chết vì bị
trúng thuốc.
– Tép tibee có vẻ ghiền thịt giun
trắng rồi.
– Thêm 1 tép nhỏ đang lang thang
trên đồi rêu, ngoài ốc hại, giun trắng, còn có xác của sán nữa.
– Tép vẫn bình thản đi tìm thức ăn
trong hồ như không có chuyện gì xảy ra.
 – Trong khe đá, giun trắng và sán
cũng không trốn được, xác nằm la liệt.
– Thay 90% nước, thay sau đó châm
nước mới vô như cũ, rút nước thay 90% thêm lần nữa cho sạch thuốc còn tồn dư.
Nếu nước máy thì bắt buộc phải sử dụng thuốc khử clo (K-Cl3) cấp tốc dành cho
tép cảnh để an toàn cho tép.
– Rút cạn nước
 – Nhìn từ trên xuống
 – Cho nước máy trực tiếp vô hồ,
bắt buộc châm thuốc khử clo cấp tốc (K-Cl3) để bảo đảm an toàn cho tép.
– Hồ sau khi xử lý, ốc và giun
trắng chết 90%, 10% còn trốn trong nền nên thoát được.
– Tép vẫn đi dạo trong hồ như
không có chuyện gì xảy ra.

PHÂN NƯỚC DÀNH CHO HỒ THỦY SINH – TÉP CẢNH

[IMG]

Giá: 120k/bộ 2 chai dành cho HỒ 60-30-35cm (50lít nước) trở xuống

Giá: 250k/bộ 2 chai dành cho HỒ 70-40-45cm (100lít nước) trở lên

PHÂN NƯỚC DÀNH CHO HỒ THỦY SINH – TÉP CẢNH

Công dụng:

+ Cung cấp đầy đủ N, K, Fe,Mg,…và các vi lượng

+ Giúp cây xanh, cây đỏ lên màu đẹp

+ Rêu, dương sỉ, ráy phát triển nhanh

+ Kéo dài tuổi thọ đất nền

Cách dùng:

+ 1 nắp/15lít với  HỒ 60-30-35cm (50lít nước) trở xuống

+ 1 nắp/50lít với HỒ 70-40-45cm (100lít nước) trở lên

+ Lần đầu sử dụng: Tính theo lượng nước toàn hồ

+ Thay nước ¼ hồ/tuần. Tính theo lượng nước đã thay

Số lít nước=chiều dài x rộng x cao (dm)

Bạn có biết Nước Đen(Black Water) không?

Black water Amazonia

Ngoài tự nhiên nước đen được hình thành trong quá trình những chiếc lá mục rơi rụng xuống sông, suối… trong quá trình phân hủy sẽ tiết ra những chất ta-nanh, nhựa trong lá ra ngoài nước lâu dần sẽ tạo thành nước đen. Thực chất nước đen không có màu đen thực ra nó có màu nâu ngà ngà đậm giống nước bã chè hoặc như màu cánh gián như thạch rau câu vậy mà các bạn hay ăn vậy

Nước đen có rất nhiều công dụng nó giúp ổn định môi trường, tạo môi trường giống ngòai thiên nhiên, giảm stress cho cá tép, giúp cá tép ít bị các bệnh ngoài da (cá beta, cá rồng khi bị stress dễ bị nấm)
-Cung cấp 1 số chủng vi sinh vật có lợi, giúp ngăn ngừa và khống chế sự phát triển của tảo hại trong bể.
Giảm nồng độ Amoni, Nitrat có hại trong bể.
-Giữ nồng độ PH của bể luôn ổn định nhất acid nhẹ 7,5 phù hợp với sức khỏe của những loại cá khó tính như cá rồng, cá neon….
– Nước đen khi cho vào bể sẽ mang đến màu nước vàng nhàn nhạt dưới ánh đèn của bể như các dòng sông ở rừng, suối (sông Amazonia cũng có một màu vàng nâu nhưng đậm hơn rất nhiều là nơi sống của hàng nghìn loại cá khác nhau).

la-bang_tep-canh
– Các bạn cũng có thể sử dụng lá bàng khô. Trong lá bàng có chứa rất nhiều chất như violaxanthin, lutheintés zeaxhentin, và flavonoidokatis, như là quercethin và kampher. Lá bàng thải ra rất nhiều axit dạng punicalin, punicaligin và tercathein…là những axit nhẹ có lợi sức khỏe của cá. Nên đun sôi rồi dùng nước loãng để châm nhẹ vào hồ để có tác dụng tốt nhất.
————————-
Nếu ở nơi bạn sống không có lá bàng khô hoặc khó có thể điều chế được bạn hãy thử sử dụng sản phẩm nước đen của ThuySinhNB: Gọn nhẹ-Dễ sử dụng-An toàn.
#RC #TépCảnh #ThủySinhNB #ThứcĂnTép #ThủySinh #minitank #nanotank #shrimp #tank #RC #redcherry #redCherryShrimp #TépĐỏ #FireRed #SuperRed #tree #BeeShrimp  #cáBeta #cáRồng
#SRC #betafish #beta #fish #blackwater #arowana
http://tepcanh.blogspot.com/